Cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Khi trẻ bị sốt, hầu hết các cha mẹ đều nghĩ ngay đến những loại thuốc hạ sốt để làm hạ nhanh cơn sốt cho trẻ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cha mẹ lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, bởi có những loại thuốc hạ sốt gây ra những tác dụng phụ trên cơ thể của trẻ. Đặc biệt, hai loại thuốc thường được sử dụng là aspirin và paracetamol.

Khi trẻ bị sốt, hầu hết các cha mẹ đều nghĩ ngay đến những loại thuốc hạ sốt để làm hạ nhanh cơn sốt cho trẻ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cha mẹ lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, bởi có những loại thuốc hạ sốt gây ra những tác dụng phụ trên cơ thể của trẻ. Đặc biệt, hai loại thuốc thường được sử dụng là aspirin và paracetamol.

Sử dụng thuốc hạ sốt cho con thế nào?

Trong hai loại thuốc kể trên, paracetamol được đánh giá là tương đối an toàn nhưng aspirin tuy giảm đau nhanh và hạ sốt tốt nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ với cơ thể người, loại thuốc này có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, tá tràng cũng như làm tăng nguy cơ xuất huyết.. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ người bệnh bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không được dùng aspirin. Với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cũng không nên dùng aspirin.

Để không lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, trước khi cho trẻ dùng bất kì loại thuốc nào, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nhận được những chỉ dẫn tốt nhất. Nhiều cha mẹ lựa chon paracetamol để hạ sốt cho con mình, nhưng nếu dùng loại thuốc này quá liều có thể gây hại đến gan của trẻ, do vậy không nên sử dụng thuốc này thường xuyên và phải dùng đúng liều chỉ định.

Cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ

Khi trẻ bị sốt quá cao, cha mẹ sẽ tìm tới những loại thuốc hạ sốt để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, cha mẹ không được dùng các loại thuốc có chứa chất co mạch chống sung huyết. Thậm chí với những thuốc nhỏ mũi có chất này, cha mẹ cũng không nên cho trẻ dùng vì nó không chỉ khiến cho mạch bị co ở niêm mạc mũi và còn gây ra sự co mạch ở những bộ phận khác trong cơ thể như tim, gan, thận,... cơ thể trẻ lúc đó chưa hoàn thiện để có thể tiếp nhận hết các chất này.

Do đó, để tránh trường hợp lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, khi trẻ bị sốt, cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng paracetamol và chọn các thuốc dạng lỏng, có mùi thơm để trẻ dễ uống.

Ngoài việc sử dụng thuốc thì cha mẹ cũng có thể áp dụng cách sau để hạn chế cho trẻ dùng thuốc:

Cha mẹ có thể cho trẻ nằm ở chỗ thoáng mát và tránh gió lùa. Quần áo mặc cho trẻ nên thoáng mát, mỏng và thấm mồ hôi. Khi vệ sinh cơ thể cho trẻ, cha mẹ hãy lau bằng nước ấm, nhúng khăn vào nước ấm và lau toàn bộ cơ thể trẻ.

Có nhiều trường hợp trẻ sốt nhẹ nhưng thời gian sốt kéo dài, cha mẹ có thể đưa trẻ tới bệnh viện vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm lao hoặc bệnh về đường máu. Hoặc khi trẻ sốt cao kèm theo những triệu chứng như trẻ bị sốt xuất huyết cùng việc xuất hiện các vết bầm tím, vết chấm xuất huyết, trẻ bị khó thở, triệu chứng này xuất hiện khi trẻ đã bị viêm phổi. Cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ thể y tế ngay.

Cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như thế nào là đúng cách?

Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, cha mẹ nên dùng paracetamol đúng liều dùng để hạ sốt cho trẻ, khi dùng thuốc có thể sẽ hạ sốt nhưng khi dừng thuốc sốt có thể quay trở lại khi bệnh lý gây sốt vẫn còn. Vậy nên chỉ nên dùng thuốc hạ sốt từ 3-4 ngày, nếu không chấm dứt được tình trạng sốt thì trẻ cần được đưa đi khám.

Liều dùng thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ thường là 10-15mg/kg cân nặng, ngày cha mẹ có thể cho trẻ uống từ 3-4 lần và không cho trẻ uống quá 60mg/kg/ngày.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!