Tránh va chạm, vận động mạnh
Đối với những trường hợp phẫu thuật chỉnh hình, do vết mổ còn mới và chưa cố định, nên bệnh nhân cần chú ý tránh hoạt động mạnh, chạy nhảy hay lao động nặng ngay trong tháng đầu sau khi phẫu thuật.
Khi đi ngủ, bạn cũng cần nằm ngủ đúng tư thế, tránh ảnh hưởng đến những vết mổ để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ. Nên nằm ngủ thẳng, đôi khi có thể nằm nghiêng người, tuyệt đối tránh nằm sấp.
Bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra biến chứng
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Tùy từng trường hợp phẫu thuật chỉnh hình, cần thực hiện nghiêm ngặt việc uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả được ổn định lâu dài. Đúng liều, đúng loại thuốc và đúng thời gian là 3 điều tuyệt đối không được quên.
Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc bên ngoài khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Khi có phản ứng với thuốc, cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời và có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh hình, bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nên kiêng một số thực phẩm như rau muống, hải sản như tôm, cua, đồ nếp, tránh đồ ăn chứa nhiều gia vị, quá cay hoặc quá mặn.
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng để đảm bảo tiến độ lành vết mổ
Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để tránh bị táo bón, cần ăn nhiều trái cây, các loại rau xanh và hạt ngũ cốc, uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
Cân nhắc thật kĩ lưỡng thực đơn mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, nếu bạn cảm thấy còn nhiều điều băn khoăn, hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Chăm sóc vết mổ
- Để tránh bị nhiễm trùng, nên chú ý giữ cho vết mổ thật khô ráo và sạch sẽ.
- Rửa bằng nước hàng ngày, sau đó lau khô bằng vải mềm.
- Không nên thoa kem hoặc phấn lên vết mổ.
- Không sử dụng bồn tắm, bơi lội hoặc tắm trong bồn nước nóng cho đến khi có sự cho phép của bác sĩ.
Theo dõi tình hình sức khỏe
Người bệnh phải tuyệt đối nghe lời hướng dẫn của bác sĩ
Điều này là vô cùng quan trọng để tránh được những biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật. Bạn cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nhất là tình trạng của vết mổ.
Khi bạn thấy có những dấu hiệu bất thường như đau đột ngột hoặc dùng thuốc mà không bớt đau; buồn nôn và ói mửa hơn 12 giờ; bị sốt cao; sưng, đỏ tại vết mổ… cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ
Nhằm đảm bảo kết quả phẫu thuật được ổn định lâu dài, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ, cho đến khi bác sĩ chắn chắn rằng bạn có thể sinh hoạt, lao động bình thường. Không nên bỏ lỡ những cuộc gặp với bác sĩ điều trị, vì điều đó có thể khiến tình hình sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Hồng Nam
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!