Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV (P2)

Cần biết - 11/24/2024

Trẻ em sau khi được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV cũng cần được kiểm tra chặt chẽ.

Việc quản lý, theo dõi, chăm sóc tốt trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bên cạnh tác dụng làm giảm đáng kể việc lây truyền vi-rút từ mẹ sang con còn có ý nghĩa giúp các nhà thống kê, các nhà quản lý ước đoán được con số chính xác tỷ lệ trẻ xác định nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa ngành sản khoa, ngành nhi khoa cùng sự chấp hành, tuân thủ tốt của người chăm sóc trẻ. Cần tư vấn cho người mẹ về nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ từ đó khuyến khích nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế hoàn toàn ngay sau đẻ. Trong trường hợp không thể nuôi hoàn toàn bằng thức ăn thay thế, tư vấn cho người mẹ chỉ cho ăn bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu. Người mẹ sau khi sinh tiếp tục được theo dõi, xem xét chỉ định dùng thuốc kháng vi-rút, dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và dự phòng cho cộng đồng như những người nhiễm HIV khác.

Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV (P2)

Trẻ sau khi sinh ra cần được tắm ngay (ảnh: Internet)

Trẻ ngay sau khi sinh cần được tắm ngay, sau đó được dùng thuốc kháng vi-rút để dự phòng tùy từng loại thuốc có thể dùng trong 48 giờ đầu hoặc cho đến một tuần tuổi. Tiếp sau đó, trẻ cần được theo dõi và xét nghiệm để khẳng định có nhiễm HIV hay không, đồng thời dự phòng các nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra và xem xét chỉ định điều trị thuốc kháng virut nếu trẻ có đủ tiêu chuẩn được dùng thuốc. Những trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV chưa chẩn đoán xác định nhiễm HIV không có những lưu ý đặc biệt về tiêm chủng so với trẻ bình thường, ngoại trừ cần lưu ý theo dõi để phát hiện các biến chứng sau khi tiêm BCG (vắc-xin phòng lao). Trong trường hợp trẻ đã được xác định nhiễm HIV và có các biểu hiện lâm sàng của AIDS các giai đoạn thì tiêm chủng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

>>Xem thêm: Tổn thương da và niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV (P1)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!