Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Bệnh tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu ≥ 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng. Vậy mẹ cần phải làm gì khi bé bị tiêu chảy cấp tại nhà? Đây là câu hỏi được các mẹ bỉm sữa luôn thắc mắc. Hôm nay, Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi này.

Bệnh tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu ≥ 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng. Vậy mẹ cần phải làm gì khi bé bị tiêu chảy cấp tại nhà? Đây là câu hỏi được các mẹ bỉm sữa luôn thắc mắc. Hôm nay,Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi này.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Do thức ăn vệ sinh kém

- Cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu

- Thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào

- Không rửa tay trước khi ăn

- Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như : bát, đĩa, cốc, chén

- Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm bằng sữa bò.

Do một số nguyên nhân khác

- Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa

- Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà

Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Trẻ đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ỉa trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:

Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.

Độ 2:Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.

Độ 3:Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít.

Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Ngay khi trẻ bịtiêu chảy cấp cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với nhiều lợi ích. Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,.... Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nếu trẻ bịtiêu chảy cấpđến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Khi dung nạp nhiều Lactose thì sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

- Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.

- Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín.

- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch. Dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước khi tắm.

- Uống vitamin A định kỳ vaccine đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vaccine ngừa Rotavirus.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu. Lúc này máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông...

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!