Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ung thư, tiểu đường

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Chất làm ngọt nhân tạo đang được sử dụng rộng rãi trong các loại thực phẩm hiện nay nhưng tác hại của nó với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Chất làm ngọt nhân tạo đang được sử dụng rộng rãi trong các loại thực phẩm hiện nay nhưng tác hại của nó với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Được biết, chất làm ngọt nhân tạo (artificial sugar) là các sản phẩm có thể dễ dàng tìm thấy ở các siêu thị với tên thương mại khác nhau như SugarTwin, Sweet’N Low, Equal, NutraSweet, Sunett, Sweet One, Splenda hoặc chúng được sử dụng trong các loại nước giải khát dành cho người ăn kiêng như Coke Light hoặc Pepsi Light... Ngay tên gọi cũng đã nói lên rằng loại đường này được sản xuất hoàn toàn nhân tạo và có độ ngọt hơn loại đường thông thường khá nhiều.

Chính vì vậy, chất làm ngọt nhân tạo thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, loại chất ngọt nhân tạo mang tên aspartame thì có mặt trong nhiều loại bánh kẹo, nước ép trái cây, trong các sản phẩm dán nhãn “không đường” như kẹo cao su, nước ngọt không đường, nước ngọt cho người ăn kiêng... và ngay cả trong một số thuốc, sản phẩm bổ sung vitamin. Tuy nhiên con người cần dè chừng bởi những nguy hiểm đang ẩn chứa trong đó.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Manitoba (Canada) đã tiến hành một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên 1.003 người được theo dõi trong 6 tháng về ảnh hưởng của chất tạo ngọt đối với việc giảm cân. Kết quả cho thấy người tiêu thụ chất làm ngọt thì giảm cân không hiệu quả. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ tăng cân béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ung thư

Theo những kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy, khả năng gây ung thư của các chất tạo ngọt nhân tạo gia tăng trong quá trình mang thai ở chuột. Cụ thể, một nghiên cứu tại Đan Mạch trên 59.334 phụ nữ được tiến hành từ năm 1996 - 2002. Kết quả nghiên cứu này đã phát hiện ra nguy cơ sinh non đối với những người sử dụng hàng ngày thức uống có bổ sung chất ngọt nhân tạo. Do đó các nhà khoa học đã có khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo hoặc nếu có sử dụng thì nên ở mức độ vừa phải.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ung thư, tiểu đường

Chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây ung thư.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây bệnh tiểu đường

Nghiên cứu về vấn đề này, hai nhà khoa học đến từ Đại học York, Canada cho biết chất tạo ngọt nhân tạo (aspartame và saccharin) có thể làm thay đổi hệ sinh vật đường ruột và tạo ra tình trạng không dung nạp glucose. Điều này khiến mức đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Người sử dụng có nguy cơ mắc tiền tiểu đường cho đến tiểu đường thực sự.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây béo phì

Giáo sư Herbert Herzog tại Viện nghiên cứu y khoa Garvan đã cùng các cộng sự làm 1 nghiên cứu về chất làm ngọt. Họ theo dõi chế độ ăn của ruồi giấm. Sau khi cho ăn đường hóa học trong 5 ngày, ruồi giấm tiêu thụ nhiều hơn 30% calo hơn so với khi chúng ăn thức ăn ngọt tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ phát hiện ra một bản đồ thần kinh giải thích mức tiêu thụ calo thêm. Theo đó, mạng lưới thần kinh này phản ứng với các chất làm ngọt nhân tạo bằng cách “nói” với động vật (và bao gồm con người) rằng chúng đang không tiêu thụ đủ năng lượng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bên trong các trung tâm phần thưởng của não, cảm giác ngọt tích hợp với mức năng lượng. Khi vị ngọt và năng lượng mất cân bằng, não gửi tín hiệu đến cơ thể phải tiêu thụ nhiều calo hơn.

Chất làm ngọt nhân tạo làm hại tế bào não

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, aspartame là chất ngọt hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất sô-đa và các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng theo nghiên cứu lại thấy nó là thủ phạm gây đau đầu, khó chịu sau khi ăn, thậm chí còn gây hại cho tế bào não. Cũng qua nghiên cứu mỗi ngày uống 2 lon sô-đa có thể làm tăng nguy cơ béo bụng tới 50%, tăng đường huyết và khi được cơ thể tiêu hóa sẽ tạo ra chất formadehyde làm gia tăng nguy cơ ung thư cho con người.(Theo Kiến thức)

Làm sao để biết có bị tiểu đường hay không?

Để biết bạn có bị tiểu đường hay không, phương pháp xét nghiệm được các bác sĩ chỉ định phổ biến nhất. Lý do tại sao hãy tìm hiểu thông tin dưới đây.

Xét nghiệm tiểu đường tại trung tâm xét nghiệm Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệtđới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Gói xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường

Gồm 14 phân tích nhỏ, gói xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường của Xander không chỉ giúp bạn trả lời có bị tiểu đường hay không mà còn giúp phát hiện nhiều dấu hiệu bệnh khác như: thận hư, viêm tụy, bệnh tim mạch,...

Chi phí gói xét nghiệm

  • Giá gói xét nghiệm chần đoán đái tháo đường của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 714,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Đia chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Tác dụng phụ của chất làm ngọt nhân tạo tới sức khỏe của bạn
  • Ăn chất tạo ngọt nhân tạo khi mang thai có an toàn haykhông?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!