Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất, chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Đa số bệnh nhân này có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, tích cực. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp
Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch
Thiếu iốt
Nhiễm xạ
Thay đổi hormon
Di truyền
Uống thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp
Do mắc bệnh về não hoặc chấn thương não
Do mắc bệnh tuyến giáp
Triệu chứng của ung thư tuyến giáp
Triệu chứng sớm
Xuất hiện khối u: Các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp tự phát hiện ra khối u ở cổ, u sẽ to dần, di động khi nuốt với mật độ chắc và gồ ghề.
Xuất hiện hạch cổ: Trong một số trường hợp sẽ không phát hiện được khối u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện các hạch ở cổ. Bệnh nhân phải làm thêm một số xét nghiệm bổ sung để có thể chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với các khối u lành tính khác.
Triệu chứng muộn
Xuất hiện khối u
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn có các khối u phát triển khá lớn, lấn ra phía trước và sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất. Tuy nhiên, việc khám lâm sàng sẽ không phát hiện được mà phải nhờ tới những xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Bề mặt khối u thường gồ ghề và mật độ có chỗ cứng chắc, có chỗ mềm. Khối u di động kém bởi đã phát triển cũng như dính chặt, xâm lấn vào các mô xung quanh. Một số trường hợp ở giai đoạn muộn u sẽ gây chảy máu, bội nhiễm.
Khàn tiếng, khó nuốt, nuốt nghẹn, khó thở
Các triệu chứng sẽ xuất hiện ở những mức độ khác nhau, có thể là khó nuốt, khàn tiếng kéo dài, nuốt nghẹn kèm đau. Có cảm giác đau tức tại vùng cổ bởi u lúc này chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
Xuất hiện hạch to ở vùng cổ, đôi khi kèm đau. Đây cũng là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp
Những người bị ung thư tuyến giáp cần có một chế độ ăn thật hợp lý để có thể đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Các bệnh nhân bị bệnh này nên ăn các đồ ăn sau để góp phần hạn chế các triệu chứng của bệnh:
Khi bệnh nhân buồn nôn, bị nôn, nên ăn các thức ăn có chứa ít chất béo, các thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, bột ngũ cốc, nước hoa quả giúp dễ nuốt.
Không nên ăn nhiều trong một lần, hãy chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa một ít giúp bệnh nhân tăng cường được dưỡng chất, ngăn chặn tình trạng suy nhược cơ thể mà không ngại ăn.
Chọn những loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo và năng lượng đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể.
Không ăn đồ ăn tái sống, nên ăn những thực phẩm chín và để nguội.
Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nên uống nhiều nước, bổ sung thức ăn có chứa chất xơ như rau xanh, sinh tố và nước ép trái cây để không bị táo bón, đặc biệt là trong giai đoạn xạ trị. Việc bổ sung nước cũng giúp giảm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện hệ tiêu hóa, sức khỏe đường ruột.
Ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì?
Người bị ung thư tuyến giáp nên tránh việc ăn các thực phẩm gây hại tới sức khỏe như sau:
Đối với người bị bệnh này sau phẫu thuật, không nên ăn những đồ cay nóng, thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như quay, nướng, chiên rán với nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như xúc xích, pate, hun khói.
Hạn chế ăn phở, bún, mì.
Tránh ăn đậu nành và thực phẩm được chế biến từ đậu như đậu phụ, tào phớ,...
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu.
Người bị ung thư tuyến giáp thường khó nuốt, chính vì thế mà nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khô như bánh mì, bánh quy, khoai tây chiên,...
Khi người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư và sử dụng liệu pháp iốt phóng xạ, nên duy trì chế độ ăn uống có nồng độ iốt thấp. Nên tránh sử dụng nhiều, muối biển, muối iốt, thực phẩm tẩm ướp muối, hải sản, rau câu, rong biển, tảo. Tránh ăn lòng đỏ trứng cùng các thực phẩm chế biến từ trứng, sô cô la, sữa, phô mai, kem.
Không uống nước có ga, uống bia, rượu, cà phê.
Trên đây là một số thông tin cũng như thực phẩm mà người bị ung thư tuyến giáp nên biết. Để bệnh được điều trị hiệu quả, bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cũng như kiêng khem một cách tốt nhất.
Sàng lọc ung thư tuyến giáp ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Xander
Trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà thì Xander đang dần trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Xander là tên gọi tắt của Công ty cổ phần công nghệ Xander, hiện tại đang là đối tác độc quyền của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Xander giúp bạn tiết kiệm hơn 5 giờ chờ lấy mẫu và đợi kết quả so với khi thực hiện tại các bệnh viện công. Kết quả của bạn sẽ được gửi trả tận nhà và qua địa chỉ email. Hơn nữa Xander còn có đội ngũ tư vấn viên miễn phí giúp bạn gỡ rối những thắc mắc cũng như biện luận giúp bạn kết quả xét nghiệm. Với phương châm "Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi” Xander đang dần cố gắng từng ngày để làm hài lòng mọi khách hàng.
Hiện Xander cung cấp Gói sàng lọc ung thư tuyến giápgồm 2 xét nghiệm nhỏ:
- Xét nghiệm FT3 và FT4: FT3 và FT4 là các hormone tuyến giáp dùng để đánh giá chức năng tuyến giáp, chẩn đoán cường giá và bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Xét nghiệm TSH: TSH là hormon tuyến yên, kích thích tuyến giáp sản xuất Hormon. Giá trị TSH giúp đánh giá xem ung thư tuyến giáp có sản xuất TG không. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. TSH cũng kết hợp với các chỉ số khác giúp chẩn đoán phát hiện bệnh.
- Xét nghiệm định lượng TG (Thyroglobulin): TG giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp, đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi tái phát bệnh.
- Xét nghiệm SCC:Giá trị SCC kết hợp với các chỉ số khác giúp hỗ trợ chẩn đoán cũng như điều trị ung thư tuyến giáp.
9 năm sống khỏe mạnh nhờ chữa ung thư tuyến giáp với Curmagold
Gian nan hành trình chữa ung thư tuyến giáp của nữ MC xinh đẹp
4 bài thuốc đông y bí truyền điều trị ung thư tuyến giáp
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp không cần phẫu thuật
4 dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Chi phí gói xét nghiệm
- Giá Gói sàng lọc ung thư tuyến giápcủa Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 789.000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý: 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
- 4 dấu hiệu báo ung thư tuyến giáp đang "sống" trong người: Cơ hội sống là 90% vì biết sớm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!