Chỉ số Insulin và HbA1C được coi là chỉ số đánh giá quan trọng, cho biết mức độ của bệnh tiểu đường là đang ở mức như thế nào. Vậy, chỉ số của Insulin và HbA1C sẽ được coi là bình thường khi ở mức bao nhiêu? Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu thật kỹ hơn.
Chỉ số Insulin và HbA1C là gì?
Insulin là một dạng hormone được sản xuất và lưu trữ ở bên trong các tế bào beta của tuyến tụy. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và lưu trữ glucose trong các tế bào, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và chuyển hóa lipid. Nếu không có Insulin thì glocose trong máu không đủ để đi đến được các tế bào trong cơ thể, điều này dẫn đến việc các tế bào bị đói và nồng độ đường trong máu sẽ tăng đến mức bất thường.
Việc nồng độ đường trong máu tăng bất thường sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa bình thường, kết quả là gây ra nhiều rối loạn khác nhau gồm: bệnh thận, giảm thị lực, tim mạch, các vấn đề về thần kinh... Do đó, bệnh tiểu đường có liên quan với rối loạn giảm Insulin, dẫn đến bị đe dọa tính mạng của người bệnh.
Trong khi đó, là một trong những thành phần cấu tạo hồng cầu của máu, HbA1c sẽ đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu. HbA1c được xem như một chỉ số sự gắn kết của đường trên Hb (Hemoglobin) hồng cầu. Khi HbA1c được xét nghiệm trên một mẫu máu nhỏ và được thực hiện dựa trên nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ cho ra kết quả được dựa trên tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.
Xét nghiệm HbA1c được coi là một trong những xét nghiệm tốt nhất để chúng ta có thể kiểm soát được lượng đường huyết ở bên trong cơ thể. Khi làm xét nghiệm HbA1c sẽ biết được mức độ đường huyết của người bệnh trong 2 – 3 tháng qua. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp cho các bác sĩ đưa ra những điều chỉnh thích hợp hoặc có biện pháp can thiệp sâu hơn vào quá trình điều trị.
Chỉ số Insulin và HbA1C như thế nào được coi là bình thường?
Dựa vào chỉ số Insullin và HbA1C mà các bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận về hiện trạng bệnh tình của bệnh nhân. Hai chỉ số trên được coi là bình thường khi:
Với chỉ số HbA1c
Thông thường, giá trị của HbA1c là khoảng 4-6% trong toàn bộ Hemoglobin của cơ thể. Nếu chỉ số này tăng lên 1% thì có nghĩa là giá trị đường huyết của bạn đã tăng 30mg/dl hoặc 1,7Mmol/L. Nếu chỉ số HbA1c của bạn tăng hơn 10% thì có nghĩa là lượng đường huyết của bạn được kiểm soát kém, nếu nó thấp hơn 6,5% thì có nghĩa là bạn kiểm soát lượng đường tốt. Do đó, nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì các biến chứng về mắt, thần kinh, thận sẽ được đẩy lùi. Để kiểm soát được lượng đường, chế độ ăn uống hợp lý, chế độ tập luyện khoa học đóng vai trò rất lớn.
Với chỉ số của Insulin
Trên thực tế, Insulin kiểm soát các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nếu cơ thể giảm sản xuất Insulin sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường có hai loại chính: tiểu đường type 1 và type 2.
Bệnh tiểu đường type 1: (hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc Insulin), đây là một tình trạng mạn tính, là khi tuyến tụy sản xuất Insulin ít hoặc không có nội tiết tố cần thiết để cho phép chất glucose nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng. Bệnh nhân phải phụ thuộc vào Insulin bên ngoài (và thường tiêm dưới da) để bảo vệ sự sống còn của mình.
Bệnh tiểu đường type 2: (hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc Insulin) là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa glucose. Loại này có số lượng Insulin không được đáp ứng bởi các tế bào beta tuyến tụy. Các bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc làm giảm bớt lượng đường trong máu hoặc thậm chí có thể yêu cầu Insulin bên ngoài nếu các thuốc khác không kiểm soát được lượng đường trong máu đầy đủ.
Chỉ số Insulin được coi là bình thường khi bằng 6-29μIU/mL hay 43-208pmol/L. Khi bệnh nhân tiến hành làm nghiệm pháp gây tăng đường máu bằng đường uống thì chỉ số bình thường sẽ là 60-120μU/L.
Như vậy, các chỉ số Insullin và HbA1C sẽ cho người bệnh biết được lượng đường huyết ở trong máu như thế nào và cho những người bình thường biết liệu mình có bị tiểu đường hay không,... Để điều trị kịp thời, chúng ta cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm nếu cần thiết, đồng thời nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, chế độ tập luyện khoa học để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Xander cung cấpgói xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường (trong đó có 2 xét nghiệm Insulin và HbA1c)
Danh sách những địa chỉ uy tín khám tổng quát trước khi mang thai lần đầu
Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Địa chỉ xét nghiệm HIV tại Hưng Yên
Bạch cầu thấp nên ăn gì để bổ sung dinh dưỡng?
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý: 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Insulin và Glucose thế nào là bình thường?
- Chỉ số insulin, glucose và hbA1c ở người bình thường như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!