Chỉ số xét nghiệm acid uric bao nhiêu thì mắc bệnh gout?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Thực hiện xét nghiệm acid uric là phương pháp để chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh gout thường được áp dụng nhất. Dựa vào chỉ số xét nghiệm acid uric, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Thực hiện xét nghiệm acid uric là phương pháp để chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh gout thường được áp dụng nhất. Dựa vào chỉ số xét nghiệm acid uric, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân thắc mắc mối liên hệ giữa nồng độ acid uric và bệnh gout là như thế nào. Và khi làm xét nghiệm thì kết quả chỉ số acid uric là bao nhiêu thì chứng tỏ khả năng mắc bệnh gout. Vì vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Xander tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mối liên hệ giữa bệnh gout và nồng độ acid uric

Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, Bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế thì, gout hay còn gọi là thống phong. Đây là căn bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, đặc điểm của các nhân này chính là tình trạng tăng acid uric trong máu. Biểu hiện của sự viêm các khớp xương trong bệnh gout, là do sự lắng đọng các tinh thể urate trong dịch khớp và các mô khi nồng độ acid uric trong máu bị bão hoà.

Trong cơ thể, nồng độ acid uric được tạo ra từ những thức ăn có hàm lượng purin cao. Hoặc có thể từ nguồn acid uric nội sinh, do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể. Sau đó được đào thải chủ yếu qua 2 con đường, là nước tiểu và đường tiêu hoá. Quá trình tổng hợp thông qua những chất trên chủ yếu được thực hiện qua gan và niêm mạc ruột. Vì vậy khi nồng độ acid uric tăng cao trong huyết thanh sẽ gây tình trạng lắng đọng chất tại các khớp và mô mềm gây ra bệnh gout.

Chính vì thế việc thực hiện xét nghiệm acid uric, sẽ có thể giúp nhanh chóng chẩn đoán một cách chính xác rằng cơ thể có mắc bệnh gout hay không.

Chỉ số xét nghiệm acid uric bao nhiêu thì mắc bệnh gout?

Chỉ số xét nghiệm acid uric (AU) máu như thế nào là bị bệnh gout?

Xét nghiệm acid uric là một trong những xét nghiệm rất quan trọng trong việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh gout. Nếu kết quả xét nghiệm acid uric trong máu trong khoảng 140.0-420.0 mmol/L.. Trong đó, nam giới trên 70 mg/l (420μmol/l), nữ giới trên 60 mg/l (360μmol/l). Chứng tỏ người bệnh có khả năng mắc bệnh gout cao.

Trên thực tế, khoảng 40% số bệnh nhân có acid uric máu bình thường trong cơn gout cấp, vì thế cần làm lại xét nghiệm trong nhiều ngày liên tiếp và không chỉ định ngay thuốc hạ AU.

Ngoài việc thực hiện xét nghiệm acid uric, người bệnh sẽ được bác sĩ căn cứ vào kết quả xét nghiệm ban đầu và yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nữa để có kết quả chính xác nhất như: xét nghiệm dịch khớp; xét nghiệm chức năng thận; số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt trong đợt cấp; X-quang khớp...

Chỉ số xét nghiệm acid uric bao nhiêu thì mắc bệnh gout?

Làm gì khi chỉ số xét nghiệm acid uric tăng cao

Hầu hết những người mắc bệnh gout, đều có một thời điểm nào đó trong quá trình mắc bệnh có nồng độ acid uric tăng. Tuy nhiên rất nhiều người có sau khi xét nghiệm acid uric có kết quả tăng, nhưng lại không có biểu hiện bệnh, đây được gọi là tăng acid uric không triệu chứng.

Thường trong cơn gout cấp tính, có khoảng 12 đến 43% người bệnh thực hiện xét nghiệm acid uric máu có giá trị bình thường. Hoặc thậm chí có trường hợp thấp hơn, lúc này cần phải tiến hành làm lại xét nghiệm ở thời điểm khác nhau thì mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Do vậy, sau khi tiến hành xét nghiệm acid uric mà chỉ số này cao. Thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc sức khỏe hàng ngày như:

- Chế độ sinh dưỡng: Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ (cà chua, sắn...), khi lên cơn đau tạm thời nên dùng những loại thực phẩm như trái cây, trứng, sữa.

- Nên uống nước khoáng có độ kiềm cao, giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sỏi thận. Người bệnh lưu ý không nên sử dụng thực phẩm giàu đạm, sử dụng chất kích thích và hạn chế các loại đậu...

- Có thể dùng một số loại thuốc điều trị, theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chỉ số AU tăng cao, nhưng chưa biểu hiện các triệu chứng được gọi là bệnh gout tiềm tàng. Vì thế chưa cần sử dụng các thuốc hạ AU, mà điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện trước theo sự chỉ định từ phía bác sĩ điều trị.

Xem thêm:

  • Bệnh gout có thể điều trị khỏi được không?
  • Địa chỉ điều trị bệnh gout uy tín "trăm người đến vạn người tin"

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!