Chỉ với muối hạt và chiếc tất sạch, mẹ có thể chữa đau tai, viêm tai giữa cho bé tại nhà

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Có một phương thuốc tự nhiên có thể làm giảm cảm giác đau tai, viêm tai cho bé đơn giản chỉ với muối hạt và một chiếc tất sạch mà bất cứ mẹ nào cũng có thể tự làm được tại nhà.

Theo dõi trẻ bị viêm tai trong vòng 48 giờ mà không cần điều trị bằng kháng sinh

Những cơn đau tai do viêm nhiễm ở trẻ nhỏ thường gặp khá phổ biến trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Ngoài ra, tình trạng nước vào tai trong khi trẻ tắm hoặc đi bơi cũng gây ra ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau tai cho bé. Hầu hết khi có các triệu chứng trên, trẻ đều quấy khóc, khó ngủ, thậm chí đau đớn ở tai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nhiễm tai sẽ phát sinh một số biến chứng ảnh hưởng đến thính giác về sau của trẻ.

Chỉ với muối hạt và chiếc tất sạch, mẹ có thể chữa đau tai, viêm tai giữa cho bé tại nhà

Viêm nhiễm tai thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa hoặc nước đọng trong tai. (Ảnh minh họa)

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ AAP cho biết trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi nếu bị nhiễm trùng ở một bên tai mà không sốt cao, đau dữ dội hoặc gặp các biến chứng khác thì có thể theo dõi trẻ trong 48 giờ mà không cần điều trị bằng kháng sinh để xem liệu tình trạng nhiễm bệnh có trở nặng thêm không. Với trẻ lớn hơn, thời gian theo dõi cũng tương tự nếu trẻ chỉ bị viêm nhiễm thông thường. Còn theo báo cáo trên tờ New York Times, khoảng 80-90% trẻ em bị nhiễm trùng tai thông thường, không biến chứng có thể tự khỏi trong vòng một tuần mà không cần dùng kháng sinh.

Phần lớn các trường hợp viêm tai có tính chất là do virus và không thể dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, khi thấy bé có biểu hiện viêm tai, đau tai nhiều cha mẹ vội vàng chạy ra hiệu thuốc để mua thuốc cho bé uống, trong đó có kháng sinh. Việc dùng kháng sinh và cho trẻ uống thuốc tùy tiện vô tình khiến cho tình trạng bệnh thêm xấu, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai tái phát và các vấn đề phát sinh khác.

Chỉ với muối hạt và chiếc tất sạch, mẹ có thể chữa đau tai, viêm tai giữa cho bé tại nhà

Đau tai khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi (Ảnh minh họa).

Để tạm thời chữa cơn đau tai cho bé, ngoài cách dùng kháng sinh và thuốc giảm đau thì cha mẹ có thể tham khảo thêm phương thuốc tự nhiên đơn giản chỉ với muối hạt và một chiếc tất sạch. Trong cuốn sách nổi tiếng Salt In Your Sock and Other Tried-and-True Home Remedies (Muối và những bài thuốc nên sử dụng tại nhà) của nữ bác sĩ, tác giả Lillian Beard, phương pháp dùng muối hạt đựng trong tất sạch rồi làm nóng để chữa đau tai cho bé đã được đề cập và phân tích cụ thể như sau: “Tôi đã đề nghị phương pháp giảm đau này với các bậc cha mẹ trong nhiều năm qua, và quả thực họ đã công nhận tính hiệu quả của cách làm tự nhiên này. Muối khi được làm nóng và giữ ấm, khi chườm lên vùng tai đau có thể làm dịu cơn đau và sự khó chịu mà các bé đang phải trải qua. Muối cũng có thể giúp chất dịch trong tai trôi ra ngoài ống tai dễ dàng hơn, giảm áp lực lên tai giữa và làm dịu cơn đau cho bé."

Còn theo trang CBS News, chiếc tất chứa muối ấm nóng giúp giảm cơn đau ngay tức thì vì bản thân muối có tính sát trùng và hút dịch có trong tai. Thậm chí, nếu bé bị nhẹ, phương pháp này cũng có thể điều trị bệnh dứt điểm. Tiến sĩ Dana Clum, bác sĩ gia đình và chuyên gia về các liệu pháp trị bệnh tự nhiên tại New York, Mỹ cũng thường khuyến nghị các bệnh nhân của bà sử dụng phương pháp điều trị với muối hạt làm nóng trong chiếc tất sạch để hỗ trợ giảm đau mà không cần dùng đến thuốc.

Chỉ với muối hạt và chiếc tất sạch, mẹ có thể chữa đau tai, viêm tai giữa cho bé tại nhà

Nếu không muốn dùng thuốc cho trẻ thì phương pháp giảm đau với muối hạt và tất sạch là lựa chọn thay thế hiệu quả (Ảnh minh họa)

Áp dụng phương pháp chữa viêm tai bằng muối và tất sạch

Đây là phương pháp giảm đau được nhiều bà mẹ truyền tay nhau không chỉ bởi tính an toàn, hiệu quả của nó mà còn do muối hạt là nguyên liệu luôn sẵn có trong mỗi gian bếp, cách thực hiện cũng đơn giản, bất cứ mẹ nào cũng có thể tự làm được tại nhà.

Chuẩn bị:

- 1-1,5 cốc muối hạt.

- 1 nhúm hoa oải hương khô.

- 1 chiếc tất trắng sạch.

Cách làm:

- Cho muối và hoa oải hương khô vào trong chiếc tất.

- Buộc đầu tất 1-2 nút để muối không rơi ra, sao cho bọc tất muối vừa tay cầm của bé.

- Đặt chảo sạch lên bếp, bật lửa cho chảo nóng.

- Cho chiếc tất chứa muối đặt vào lòng chảo, làm nóng muối trong vòng 4-6 phút.

Lưu ý: Để đảm bảo muối bên trong được nóng đều, hãy đảo mặt tất và lắc đều sau mỗi phút, sau 4-6 phút thì lấy chiếc tất đựng muối ra khỏi chảo.

Cách thực hiện:

Cha mẹ dùng tay kiểm tra độ nóng của túi muối để đảm bảo không gây bỏng cho trẻ trước khi thực hiện. Sau đó, hướng dẫn bé cầm chiếc tất muối áp lên phần tai hoặc khu vực quai hàm sau đang bị viêm, đau.

Trong khi thực hiện, để bé nằm nghỉ ở giường - vừa dễ thực hiện vừa giúp bé thư giãn để giảm bớt cơn đau, hơi ấm từ muối sẽ giúp dịch trong tai dễ dàng thoát ra bên ngoài.

Mỗi lần thực hiện khoảng 10-15 phút. Cha mẹ có thể thực hiện nhiều lần trong ngày nếu cần để giúp kiểm soát cơn đau cho bé.

Chỉ với muối hạt và chiếc tất sạch, mẹ có thể chữa đau tai, viêm tai giữa cho bé tại nhà

Cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, hiệu quả ngay từ lần đầu thực hiện là những điểm nổi bật của phương pháp giảm đau tai tự nhiên từ muối hạt làm nóng dành cho bé.

Nhiều bà mẹ cho biết phương pháp giảm đau với chiếc tất muối nóng mang lại hiệu quả ngay từ lần thực hiện đầu tiên. Nguyên nhân là do muối từ lâu đã được biết đến như là một chất khử trùng và lợi tiểu. Muối ấm giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho tai và tính chất khử trùng của muối giúp diệt khuẩn hiệu quả. Hoa oải hương với hương thơm dịu nhẹ cũng góp phần làm dịu cơn đau và giúp bé thư giãn hơn. Ngoài ra việc làm nóng khu vực bị nhiễm bệnh cũng kích thích tăng lượng máu đổ về khu vực này, mang thêm nhiều kháng thể cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Các bậc phụ huynh lưu ý dùng hạt muối biển thô vì nó có khả năng giữ nhiệt lâu hơn. Tất nên chọn màu trắng, chất liệu cotton, sạch và dày một chút để đảm bảo vệ sinh, không có hóa chất tạo màu và không gây hại đến làn da nhạy cảm của trẻ.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm đau tạm thời, và chỉ áp dụng khi bé bị viêm nhiễm thông thường. Cha mẹ hãy theo dõi và đưa bé đi khám, không nên lạm dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào bất cứ phương pháp giảm đau nào mà bỏ qua việc thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Health/Mommy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!