Chia sẻ cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Hôm nay, Lily & WeCare sẽ chia sẻ cho chị em phụ nữ cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả. Với chia sẻ này sẽ giúp chị em biết: mang thai ngoài tử cung là gì, nguyên nhân, biểu hiện, sự nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung. Và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả.

Hôm nay, Lily & WeCare sẽ chia sẻ cho chị em phụ nữ cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả. Với chia sẻ này sẽ giúp chị em biết: mang thai ngoài tử cung là gì, nguyên nhân, biểu hiện, sự nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung. Và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Tử cung hay còn được gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Khi người phụ nữ mang thai, bào thai sẽ phát triển tại tử cung. Vì những lý do nào đó, vòi trứng bị tắc hoặc hẹp, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí như: vòi trứng, bám phía trên buồng trứng, trong ổ bụng, cổ tử cung.

Thai ngoài tử cung nằm ngay ở vị trí chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung là nguy hiểm nhất vì khó chuẩn đoán được sớm. Khi thai vỡ sẽ gây ra mất máu nhiều, nhanh và ảnh hưởng đến khả năng có thai sau này.

Chia sẻ cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả

Nguyên nhân nào dẫn tới mang thai ngoài tử cung?

Mang thai ngoài tử cung do viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra thai ngoài tử cung. Tình trạng viêm nhiễm dễ xuất hiện và phát triển sau khi nạo phá thai.

Do vòi trứng tắc, hẹp bởi bẩm sinh hoặc do can thiệp trước đó trên vòi trứng.

Những lần mổ gần ở ổ bụng cũng gây ra viêm dính bên trong hay bên ngoài vòi trứng và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng. Do đó, vòi trứng có thể bị kéo dài, bị gập góc...

Dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung là gì?

Trễ kinh, đau bụng và chảy máu âm đạo là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Chảy máu âm đạo thường xuất hiện muộn do khi thai phát triển trong vòi trứng gây ra rạn nứt. Lượng máu thì ít, có màu đen sậm và kéo dài. Có trường hợp, chảy máu xuất hiện đúng hoặc gần với ngày kinh, làm cho người bệnh nghĩ rằng mình đang có kinh hay bị rong kinh.

Đau bụng thường là do tình trạng căng rãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Cơn đau có thể tạm thời giảm khi dùng thuốc giảm đau, nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng.

Khi bị vỡ vòi trứng, người bệnh sẽ đau dữ dội, da xanh xao và có cảm giác mệt lả người. Nếu tình trạng này càng ngày càng trầm trọng do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được có thể dẫn tới tình trạng tử vong.

Chảy máu âm đạo là cũng là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.

Chia sẻ cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Khi mang thai ngoài tử cung khó phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng vì không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đầy đủ. Khối thai sẽ nhanh chóng vỡ ra và chảy máu. Thời điểm khối thai vỡ ra, chảy máu là tùy thuộc vào vị trí của thai.

Bị mất máu nhiều do mang thai ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung mà không có xử lý kịp thời sẽ khiến túi thai phát triển lớn và vỡ ra. Điều này tác động trực tiếp tới mạch máu tại ổ bụng khiến xuất huyết ồ ạt. Xuất huyết diễn ra nhanh với số lượng máu khá nhiều. Nếu không xử xý kịp thời sẽ khiến cho người bệnh mất máu trầm trọng và ảnh hưởng tới tính mạng.

Thai nhi rất khó sống sót ngoài tử cung. Thai nằm ngoài tử cung sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thai nhi không phát triển bình thường. Từ đó khả năng tồn tại và phát triển của thai nhi đều không thể. Vì vậy, khi mang thai ngoài tử cung người bệnh thường được tư vấn xử lý nhanh chóng để tránh những di chứng nguy hiểm sau này.

Vô sinh sau khi có thai ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Sự phát hiện thai ngoài tử cung càng chậm trễ, quá trình phẫu thuật có thể đảm bảo tính mạng cho người mẹ nhưng không loại trừ những trường hợp xấu sảy ra như: bạn phải cắt bỏ vòi trứng, gây khó mang thai trở lại, hoặc gây vô sinh ở nữ giới.

Chia sẻ cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả

Cách phòng ngừa thai ngoài tử cung như thế nào?

Trước tiên, để tránh mang thai ngoài tử cung chị em phụ nữ nên hạn chế phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt. Đặc biệt là khoảng thời gian sau khi sinh và cho con bú.

Nếu bị viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị nhanh nhất. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kì và khám phụ khoa khi có những dấu hiệu mắc các bệnh về sinh dục.Việc khám phụ khoa giúp chị em có thể phát hiện ra những bệnh về sinh dục để điều trị, tránh gây di chứng viêm dính tắc vòi trứng, nguy hại đến khả năng sinh sản sau này.

Đối với các mẹ bầu nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn đầu thai kỳ. Đặc biệt là đối với những người đã từng mang thai ngoài tử cung.

Trường hợp phát hiện ra mang thai ngoài tử cung sớm sẽ giúp cho bệnh nhân giảm được những nguy hại như : mất máu do thai vỡ, giảm tình trạng choáng và tử vong; gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Vừa rồi Lily & WeCaređã chia sẻ những thông tin về mang thai ngoài tử cung và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung hiệu quả. Chị em phụ nữ khi có những biểu hiện như trên hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị. Đồng thời, hãy luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể để tránh mắc những bệnh về viêm nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Hãy bảo vệ bản thân và con yêu ngay từ những việc làm đơn giản hằng ngày của bạn!

Xem thêm:

  • Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ phải biết
  • Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì phát hiện?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!