Mẹ bỉm sữa luôn luôn phải kiêng ăn một số loại thực phẩm để đảm bảo hệ tiêu hóa cũng như đảm bảo được sức khỏe cho trẻ. Vậy mẹ bỉm sữa cần kiêng ăn những gì? Đang thời kì cho con bú mẹ bỉm sữa có được ăn xúc xích hay không. Lily & WeCare sẽ cung cấp một số thực phẩm mà mẹ bỉm sữa nên kiêng khi cho con bú.
Những thực phẩm mẹ bỉm sữa nên kiêng ăn
Các loại gia vị cay nóng
Nhiều bà mẹ còn có thói quen ăn cay ngay trong thời kỳ mang thai và giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là điều các mẹ nên hạn chế bởi việc ăn cay, nóng quá nhiều sẽ khiến bé ngứa ngáy và quấy khóc, chính vì vậy nên thay thế các gia vị cay bằng gừng, để có thể làm dịu bụng của bé.
Tỏi cũng là một trong những loại gia vị khiến cho trẻ khóc quấy. Khi các bà mẹ ăn những thực phẩm có tỏi, mùi tỏi sẽ thâm nhập vào sữa mẹ, khi trẻ bú mẹ ngửi thấy mùi tỏi sẽ có cảm giác khó chịu, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận sữa mẹ của các bé.
Đặc biệt, khi đang trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ không nên ăn các loại đồ ăn có chứa quá nhiều bột ngọt, điều này có thể sẽ khiến trẻ chậm phát triển về sau này.
Đồ uống có ga, chất kích thích, socola
Các loại đồ uống có chứa caffeine (cà phê, trà, soda) làm giảm chất lượng sữa trong cơ thể mẹ, chính vì vậy, khi trẻ bú sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, gây khó bài tiết, mất ngủ, khó chịu trong cơ thể trẻ nhỏ.
Socola cũng có chứa lượng caffeine nhưng ít hơn so với cà phê hay soda, tuy nhiên các bà mẹ cũng hạn chế ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân quá mức và gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
Rượu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiết sữa mẹ, bởi khi uống quá nhiều rượu người mẹ sẽ có cảm giác mơ màng, ngủ nhiều, yếu ớt, thậm chí nó cũng sẽ tác động tới sự co lại của tử cung. Trẻ em khi tiếp nhận sữa mẹ có nhiều chất cồn sẽ tăng cân bất thường, tuy nhiên sức khỏe lại không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trái cây có vị chua và tính hàn
Việc ăn trái cây có tác dụng rất tốt cho quá trình tiết sữa của mẹ, nhưng không phải tất cả các loại trái cây đều mang lại hiệu quả đó. Những loại trái cây có vị chua, có tính hàn như cam, bưởi, chanh sẽ khiến bé khó chịu, tiêu chảy, hay nôn mửa, thậm chí là nổi mẩn đỏ trên da. Chính vì vậy, trong quá trình cho con bú, các bà mẹ nên ăn một số loại hoa quả trung tính như táo, nho, dứa...
Trái cây để trong tủ lạnh quá lâu cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, các bà mẹ muốn ăn hoa quả mát cần phải lấy hoa quả ra khỏi tủ lạnh để khoảng 30 phút sau đó mới được ăn.
Các loại hạt nông sản
Một số loại hạt nông sản có tác dụng không tốt đến quá trình phát triển của bé như ngô, lạc, đậu nành. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với những loại hạt này với các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, phát ban hay thở khò khè, các mẹ nên chú ý hơn về khẩu phần ăn của mình để đảm bảo sức khỏe cho trẻ bởi các loại hạt này là nguyên nhân chính làm xuất hiện bệnh dị ứng ở trẻ em.
Một số loại rau xanh
Rau xanh có tác dụng đặc biệt trong việc duy trì nguồn dinh dưỡng tự nhiên đảm bảo cho sức khỏe của trẻ, nhưng cũng có những loại rau xanh làm chậm quá trình tiết sữa mà ít mẹ quan tâm đến như lá lốt, bắp cải, rau mùi.
Lá lốt là một trong những thực phẩm hàng đầu “tiêu diệt” sữa mẹ. Ăn nhiều món ăn chế biến từ lá lốt sẽ khiến ngực mất sữa nhanh chóng, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu dinh dương của trẻ.
Rau mùi tây cũng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, không những vậy, nhiều người còn có thói quen trang trí rau mùi vào các món ăn, nhưng với các bà mẹ đang cho con bú, rau mùi có thể gây hại cho nguồn sữa mẹ.
Bắp cải vốn là loại rau có tác dụng giảm căng ngực và thông sữa, nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến làm giảm lượng sữa trong cơ thể của các bà mẹ, ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Hải sản vỏ cứng, cá
Chế độ ăn hải sản hợp lý, cân đối sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển nhanh chóng, nhưng với một số loại hải sản vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ việc thường xuyên ăn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe.
Phụ nữ đang cho con bú khi ăn hải sản thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ, đặc biệt các triệu chứng sẽ ngày càng biểu hiện rõ trong giai đoạn từ 7 đến 14 tuổi. Chính vì vậy, trong thời kỳ các bà mẹ cho con bú nên hạn chế ăn hải sản, chỉ ăn từ 1-2 lần/tuần, mỗi lần dưới 100g.
Ngoài ra, trong các loại cá còn có chứa thủy ngân, đây là loại chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ, khiến trẻ khó chịu hay trướng bụng, bởi vật việc ăn những loại cá có chứa ít thủy ngân sẽ đảm bảo tốt hơn về dinh dương cho trẻ.
Thực phẩm chứa nhiều mỡ
Thực tế cho thấy một số loại thực phẩm chiên, rán như khoai tây chiên hay các món rán có chứa nhiều mỡ thường được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho các bà mẹ, bởi trong các món ăn có chứa mỡ đó có hàm lượng calo cao nhưng chất dinh dưỡng lại rất ít, gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
Đồ ngọt làm tình trạng “khó ở” trước kì kinh nguyệt nghiệm trọng hơn
5 “không” của chế độ ăn sau sinh mẹ nên tuân thủ
Thực phẩm bẩn : Con đường tiêu thụ gói xúc xích và pate bẩn (kỳ 2)
Những tiết lộ đáng sợ về tác hại của xúc xích với sức khỏe
Thực phẩm bẩn: Kinh hoàng công nghệ chế biến pate, xúc xích bẩn
Cho con bú có được ăn xúc xích không?
Xúc xích cũng là thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán trong xúc xích có chứa mỡ và loại mỡ đó có hàm lượng calo cao nhưng chất dinh dưỡng lại rất ít, nó gây kích ứng cho dạ dày trẻ nhỏ vì thế xúc xích cũng là một loại thực phẩm mà mẹ bỉm sữa không nên ăn khi đang cho con bú.
Ngoài ra, xúc xích được làm từ các loại thịt mỡ, công nghệ không đảm bảo vì thế việc ăn xúc xích không tốt cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
- Mẹ đang cho con bú ăn cá và nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cho bé
- Mẹ đang cho con bú ăn gì để trẻ thông minh?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!