Chốc lở là bệnh gì?

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Hiểu rõ về bệnh chốc lở giúp mọi người phòng tránh được bệnh tốt hơn đặc biệt là những bậc phụ huynh có kiến thức vưng vàng để phòng và tránh bệnh chộc lở cho con trẻ. Khi có các triệu chứng bệnh chốc lở cần có cách điều trị bệnh chốc lở kịp thời.

Hiểu rõ về bệnh chốc lở giúp mọi người phòng tránh được bệnh tốt hơn đặc biệt là những bậc phụ huynh có kiến thức vưng vàng để phòng và tránh bệnh chộc lở cho con trẻ. Khi có các triệu chứng bệnh chốc lở cần có cách điều trị bệnh chốc lở kịp thời.

Bệnh chốc lở là bệnh gì và nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở

Theo Ths.Bs Phạm Thi Mai Hương (chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra.

Một trong hai loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở là liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). Những người bị chàm, nhiễm độc, côn trùng cắn...nói chung là da bị tổn thương và có chỗ hở là điều kiện tốt khiến vi khuẩn đi vào cơ thể.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: sống ở nơi dân cư đông đúc làm bệnh lây lan nhanh, thời tiết ẩm ướt, cấu trức da bị phá vỡ...

Chốc lở là bệnh gì?

Chốc lở có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là các bé, trong đó có 90% là các bé ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.

Triệu chứng của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở được phân loại theo hình thái tổn thương gồm hai loại là có chốc có bọng nước và không có bọng nước.

Chốc có bọng nước

Do tụ cầu gây ra. Khởi đầu là những dát đỏ kích thước thông thường là 1cm, nhanh chóng tạo thành những bọng nước. Sau đó bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ bọng có mủ đục. Các bọng nước sẽ dập vở, đóng vảy và tiết màu vàng nâu sau vài ngày.

Biểu hiện: ngứa, gãi, viêm hạch lân cận. Có thể xuất hiện biểu hiện sốt khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.

Vị trí thường gặp chốc có bọng nước gồm mặt, vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân. Tại vùng da đầu vảy tiết có thể làm tóc bị bết lại.

Chốc lở là bệnh gì?

Chốc lở không có bọng nước

Thường do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra.

Biểu hiện: Mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt. Phần bị tổn thương có ít vảy da như bệnh nấm da, vảy tiết bên trong có màu vàng mật ong, với quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp hiếm có thể thấy các tổn thương vệ tinh ở xung quanh.

Vị trí thường gặp: Mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, tay, chân.

Chốc lở là bệnh gì?

Nếu phân loại theo thể bệnh chốc lở gồm 3 thể gồm: chốc lở truyền nhiễm, chốc lở dạng phỏng và chốc lở chốc lở thể mủ.

- Chốc lở truyền nhiễm: Là thể thường gặp nhất ở bệnh chốc lở, bắt đầu là những nốt đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng. Những nốt mụn đó nhanh chóng vỡ ra rồi chảy dịch, mủ vàng và đóng vảy.

- Chốc lở dạng phỏng: Nốt phỏng nước chứa đầy dịch, không đau. Da xung quanh nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét. Nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng, lâu liền hơn các dạng chốc lở khác. Thường gặp ở thân, cánh tay và cẳng chân.

- Mụn mủ: Là thể nặng nhất trong đó có nhiễm trùng thâm nhập sâu vào lớp bì. Những nốt mụn đau, chứa nhiều dịch, mủ thành vết loét sâu. Vị trí thường gặp ở cẳng chân và bàn chân. Sưng hạch ở vùng bệnh.

Bệnh chốc lở có nguy hiểm không?

Bệnh chốc lở thường không gây nguy hiểm nhưng thường để lại biến chứng hiếm gặp và nghiêm trọng như:

- Chàm hóa: Chốc lở tái phát nhiều lần, xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa.

- Bệnh chốc loét: Thường gặp ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch, thương tổn sâu. Khi khỏi sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

- Nhiễm trùng máu: thường gặp ở những người có sức đề kháng kém, chủ yếu do tụ cầu huyết.

Ngoài ra còn có thể bị biến chứng như viêm cầu thận cấp, viêm quầng, viêm mô bào sau, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương...

Phòng bệnh chốc lở

Chốc lở là bệnh gì?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh do đó cha mẹ cần vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày. Thường xuyên tắm giặt, thay quần áo, cắt tóc, móng tay.

Điều trị các vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn trên da bằng cách rửa sạch vết thương, dùng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những người mắc bệnh chốc lở. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chăn màn, khăn tắm, chậu rửa mặt... để tránh nhiễm bệnh.

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Chốc không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng khi không được nhận biết, và chăm sóc, điều trị đúng các thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: phù, sốt, viêm cầu thận cấp. Do đó làm sao để nhận biết bệnh sớm để có cách đối ứng phù hợp là mối bận tâm của nhiều bậc làm cha mẹ. Hy vọng bài viết trên mà Lily & WeCare chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hữu ích.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!