Chu kỳ kinh nguyệt có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy chị em cần hiểu cách theo dõi chu kỳ và nhận ra những điều bất thường nếu có.
Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày nào và kéo dài trong bao lâu không? Nếu không trả lời được thì đã đến lúc bạn phải tìm hiểu ngay.
Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp phụ nữ hiểu được như thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, như thế nào là khác thường, sự rụng trứng xảy ra khi nào và cách xác định được ngày trứng rụng chính xác... Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thường không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng đôi khi chúng cũng có thể cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình lặp đi lặp lại mà cư thể phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho khả năng sinh sản. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ phát hành một trứng – được gọi là quá trình rụng trứng. Nếu sự rụng trứng xảy ra, lớp nội mạc tử cung đã chuẩn bị để cho trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ bắt đầu teo lại và bong tróc ra. Lúc này, hormone estrogen và hormone LH được tiết ra trước đó bắt đầu suy giảm. Điều này làm cho cách mạc máu nuôi dưỡng lớp nội mạc bị đứt. Dưới sự co bóp của tử cung, những mạch máu này sẽ bị đào thải ra ngoài cùng với trứng và lớp nội mạc bị bong tróc tạo thành máu kinh nguyệt hay chính là kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có máu kinh đến ngày có kinh tiếp theo nhưng ở mỗi người giai đoạn này là khác nhau, từ 21-35 ngày.
28 ngày được coi là thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ được cộng hoặc trừ đi 7 ngày, cũng có thể được như bình thường. Vì vậy, một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn cũng là bình thường, hoặc dài hơn cũng không có gì khác thường, bởi nó phù hợp với cơ địa của mỗi người.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Tuổi của một người phụ nữ
Khi người phụ nữ bắt đầu có kinh, có thể có chu kỳ sẽ khá bất thường hoặc rất dài vì chưa ổn định, có khi kéo dài tới 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu của một chu kì cho đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Điều này là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn.
Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Bật mí một số cách để không bị mụn trứng cá khi dậy thì
Thực hư lạc nội mạc tử cung là do di truyền
Top 5 bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt từ dân gian
7 rắc rối phổ biến khi đặt vòng tránh thai mà các chị em cần lưu ý
Biện pháp tránh thai đơn giản, an toàn không cần đến bao cao su
Yếu tố di truyền
Khoảng cách của các chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Một người phụ nữ có thể có "mô hình" kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.
Căng thẳng
Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kì kinh nguyệt.
Mất cân bằng nội tiết tố
Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Làm sao để chu kì kinh nguyệt bình thường và đều đặn?
Để chu kì đèn đỏ được đều đặn và thường xuyên, chị em nên giữ cho cơ thể mình không bị béo phì, bởi vì, béo phì có thể đóng góp vào sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều. Tập thể dục thích hợp và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm các tác động tiêu cực của béo phì cũng như thiếu cân.
Kiểm soát căng thẳng và bỏ thuốc lá vì cả hai yếu tố này có thể làm rối loạn nguyệt san, uống thuốc tránh thai cũng có tác dụng ổn đinh chu kỳ.
Theo Khám Phá
Xem thêm:
- Lịch tính chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng bí quyết chăm sóc sức khoẻ vàng của phụ nữ
- Cách tránh thai an toàn dựa theo chu kỳ kinh nguyệt
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!