Chữa bệnh bằng điện, rượu và... cần sa

Bài thuốc dân gian - 05/16/2024

Một số chất trong cần sa có thể giúp giảm nhẹ những triệu chứng ở người mắc bệnh ung thư, bệnh bại liệt thần kinh...

Dùng cần sa (ma túy), bị điện giật, uống bia rượu thực tế không hẳn độc hại như bạn luôn nghĩ. Ngược lại, trong một số trường hợp, nó có tác dụng chữa bệnh, giúp con người sống vui sống khỏe hơn.

1. Cần sa

Chữa bệnh bằng điện, rượu và... cần sa

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học bang Louisiana (Mỹ) cho biết, con người hoàn toàn có thể ngăn chặn sự lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ HIV nhờ vào thành phần hoạt chất có trong cây cần sa. Họ đã tiêm hợp chất này vào những con khỉ mang vi-rút lây bệnh. Sau thời gian theo dõi, các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra rằng, các mô miễn dịch trong dạ dày (khu vực được chú trọng trong cơ thể người bị HIV) được tăng cường. Những con khỉ được tiêm hợp chất có tuổi thọ dài hơn những con khác. Điều này đồng nghĩa với việc sự lây lan của bệnh HIV giảm xuống đáng kể.

Một số chất trong cần sa có thể giúp họ giảm nhẹ được những triệu chứng ở người mắc bệnh ung thư, bệnh bại liệt thần kinh và một loạt những bệnh khác. Một bác sĩ chuyên khoa người Anh cũng tìm ra hợp chất trong cần sa có thể ngăn chặn các tế bào gây ung thư ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu. Ngoài ra, Trung tâm Y tế Thái Bình Dương ở San Francisco cũng tuyên bố tìm thấy các thành phần có thể chữa trị bệnh ung thư khác trong cây cần sa.

Theo một số nghiên cứu khoa học, cần sa có một số tác dụng đối với hệ tim mạch. Người ta thấy khi ăn lá cần sa hoặc hít hơi cần sa thì tim sẽ đập chậm hơn. Điều này có tác dụng nhất định trong chữa bệnh cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Khi chữa trị bằng hóa chất trị liệu cho những người bị bệnh ung thư, họ thường bị nôn mửa. Tuy nhiên, chất THC trong cần sa có thể loại trừ nguy cơ này. Vì thế, chất cần sa được bên ngành dược dùng để chế thuốc, giúp cho những người bị nôn mửa do hóa trị.

Cần sa giúp con người ăn ngon miệng hơn.. Với bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối hoặc bị bệnh AIDS vào giai đoạn cuối, họ được dùng cần sa để kéo dài cảm giác thoải mái, giúp họ ăn được, đỡ nôn mửa trong khi chữa trị.

2. Dòng điện

Chữa bệnh bằng điện, rượu và... cần sa

Dòng điện có thể chữa bệnh, cụ thể làm biện pháp châm cứu. Tuy nhiên, dòng điện ở đây phải có cường độ rất nhỏ.

Dùng cường độ thích hợp, dòng điện có thể kết hợp chữa một số bệnh, trợ tim, kích thích tim, châm cứu chữa đau nhức...

Máy xung điện là ứng dụng tuyệt vời nhất hiện nay trong việc chữa bệnh cho con người. Nó có tác dụng giảm đau và giảm trương lực cơ. Cụ thể là dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ, tần số cao giúp giảm đau rõ rệt, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ.

Các bệnh có thể giảm đau bằng máy xung điện:

Giảm đau: Đau lưng, đau cổ vai, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương.

Một số bệnh thần kinh vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, bệnh Buerger, hội chứng Raynaud, thần kinh ngoại vi.

Kích thích thần kinh cơ: giảm sức cơ, bại, liệt, kích thích cơ trơn bị liệt...

Viêm mạn, làm lành vết thương.

Tác dụng giảm đau của dòng điện xung được giải thích bằng các cơ chế sau:

- Cơ chế cổng kiểm soát: Các xung động thần kinh do tác động của dòng điện xung khi đi vào tuỷ sống làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau lên não, do đó làm giảm cảm giác đau.

- Cơ chế phóng thích endorphine: Tác động của xung động thần kinh do dòng điện xung kích thích não giải phóng các morphine nội sinh (gọi là endorphine) nên có tác dụng giảm đau.

- Các dòng điện xung có tần số thấp, cường độ tăng nhanh kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.

3. Rượu

Chữa bệnh bằng điện, rượu và... cần sa

Theo đông y, rượu có tác dụng dẫn thuốc. Tây y thì cho rằng, rượu hay cồn (rượu cao độ, tính theo hàm lượng ethanol nguyên chất chứa trong một thể tích rượu nhất định) là chất sát trùng hoặc dùng như một dung môi giúp hòa tan các dược chất khi ngâm chung với rượu. Nhiều dược chất không tan trong nước nên không thể dùng nước để ly trích (như ta sắc thuốc), nhưng nếu ngâm với rượu thì có thể hòa tan dễ dàng hơn.

Rượu là một chất cho năng lượng, lại được hấp thu nhanh, làm giãn mạch ngoại vi, nên khi mới uống vào ta thấy ấm người, toát mồ hôi, da mặt trở nên hồng hào.

Rượu làm tăng lưu thông máu đến dạ dày, nên nếu uống với liều nhỏ trước hoặc trong bữa ăn, rượu giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt.

Gần đây, một số công trình nghiên cứu cho thấy: nếu uống rượu điều độ, mỗi ngày không quá 3 chén rượu nhỏ thì có thể có lợi cho tim mạch, do rượu với lượng nhỏ có tác dụng làm tăng hàm lượng cholesterol tốt và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Với liều nhỏ, hoặc lúc mới uống, rượu có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, thì tác dụng này chủ yếu là do rượu làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là làm suy giảm khả năng kiểm soát sự ức chế ở não, khiến cho người uống rượu vào sẽ bớt ngại ngùng, không còn để tâm đến những ràng buộc của xã hội; vì vậy trong giao tiếp hằng ngày, họ cảm thấy cởi mở hơn, ăn nói tự do, thoải mái hơn.

Tuy nhiên, tất cả những ứng dụng trên chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải, nếu không chắc chắn sẽ gây tác hại khôn lường cho người sử dụng.

Nguyễn Hòa (tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!