Những ngày nghỉ Tết, để phòng tránh những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra và để có một cái Tết trọn vẹn, an toàn, bạn nên chuẩn bị cho gia đình mình một tủ thuốc dự phòng trước khi Tết đến xuân về.
1. Thuốc cho những người bị bệnh mãn tính
Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh mãn tính như đau dạ dày, gút, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp, hen suyễn…. thì điều quan trọng mà bạn nên chuẩn bị trong dịp Tết là nên chuẩn bị thuốc dự phòng, đủ dùng trong suốt những ngày nghỉ Tết. Bởi vì mọi chế độ ăn uống và vui chơi trong dịp Tết không được kiểm soát chặt chẽ như bình thường.
Chính vì vậy, những người mắc bệnh mãn tính có thể gặp rắc rối khi bệnh tái phát . Bạn nên đến gặp bác sỹ để được kê đơn thuốc một cách tốt nhất.
2. Một số loại thuốc thông thường
Không ai muốn bị ốm đau trong những ngày Tết (Ảnh minh họa: Internet)
Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt vui chơi trong những ngày Tết rất dễ khiến các thành viên trong gia đình bạn mắc một số bệnh như cảm cúm, sốt… Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong dịp nghỉ Tết, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc trị bệnh thông thường như thuốc giảm đau, hạ sốt, trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu… Loại thuốc nên sử dụng trong trường hợp này là paracetamol với loại dùng cho người lớn và trẻ em. Chú ý, những người uống rượu không được sử dụng paracetamol .
3. Thuốc tiêu hóa
Việc thường xuyên ăn tiệc với nhiều loại thức ăn có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị cho gia đình thuốc dự phòng táo bón và tiêu chảy. Chú ý, nên chuẩn bị thuốc dành riêng cho người lớn và trẻ em.
Nếu là thuốc táo bón, bạn nên chuẩn bị thuốc nhuận tràng và thuốc chứa hợp chất phân tử macrogol, hoặc thuốc bơm trực tiếp vào hậu môn… Nếu là thuốc trị tiêu chảy, bạn nên chuẩn bị sẵn một ít oresol.
Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn thuốc trị đầy hơi, khó tiêu và thuốc nhuận tràng cho cả gia đình như một số loại men tiêu hóa Lactobacillus và Streptococcus….
4. Thuốc dùng cho vết thương
Các hoạt động vui chơi ngày Tết có thể khiến thành viên trong gia đình bạn gặp rắc rối với các vết thương nhẹ, vết thương ngoài da, bạn nên chuẩn bị một số loại thuốc dự phòng để xử lý kịp thời như:
- Thuốc sát trùng, rửa vết thương: Bạn nên sử dụng nước oxy già hoặc thuốc sát trùng Povidine (dùng để sát trùng ngoài da), để rửa những vết thương nhẹ.
- Bông băng gạc: Bạn nên chuẩ bị một ít bông băng, gạc vô trùng, đặc biệt là băng dán cá nhân (Bandaid, Urgo) để dán lên vết thương trầy xước da, chảy máu ít.
Nhưng việc dự phòng thuốc là điều cần thiết để đảm bảo kỳ nghỉ lễ khỏe mạnh (Ảnh minh họa: Internet)
5. Thuốc dị ứng
Ngày Tết, gia đình nào cũng chuẩn bị rất nhiều loại thực phẩm và đồ trang trí, hoa tươi. Thật không may nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thức ăn hoặc bụi, phấn hoa từ những đồ trang trí đó. Để luôn chủ động, bạn nên chuẩn bị cho gia đình mình một số loại thuốc chống dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết hoặc dị ứng do côn trùng cắn. Bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn, chuẩn bị thuốc tốt nhất phù hợp với cơ địa từng người trong gia đình bạn.
6. Thuốc đường hô hấp
Thời tiết ngày Tết có nhiều thay đổi và nhất là không khí lạnh, ẩm, dễ mắc phải một số bệnh về hô hấp. Để phòng tránh, bạn nên chuẩn bị cho gia đình một ít thuốc dành cho các bệnh đường hô hấp phòng tránh ho như các loại kẹo ngậm, hoặc thuốc nhỏ mũi khi bị ngạt mũi, khó thở…
7. Một số thuốc chống say rượu, say tàu xe, thuốc nhỏ mắt
Lịch sinh hoạt trong những ngày Tết gắn liền với tiệc rượu và việc đi lại, để tránh trường hợp bị say tàu xe hoặc uống quá chén, bạn nên chuẩn bị cho gia đình mình một số loại thuốc dự phòng cho người lớn và trẻ em.
Với thuốc say tàu xe, bạn có thể chuẩn bị thuốc Diphenylhydramin, cinnarinzine, promethazi.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm một số loại nước muối rửa mắt như Natri Clorua 0,9% và một ít bang gạc, băng urgo cá nhân.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên tham khảo bác sỹ để có sự chuẩ bị tốt nhất cho cả gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Hồng Anh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!