Chuyên gia 115 hướng dẫn cách sơ cứu các tai nạn trong nghỉ lễ

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Trong chúng ta ai cũng cần kiến thức sơ cấp cứu là để ứng phó xử trí đúng khi tai nạn hay bệnh tật, nhất là những kỳ nghỉ lễ mọi người di chuyển nhiều, có thể sẽ đi du lịch xa đâu đó.

Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia BS Huỳnh Bá Tản, Trung tâm Cấp cứu 115, TPHCM về những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu và kỹ năng cần thiết .

Trong mọi trường hợp cứu hộ và sơ cấp cứu, vấn đề an toàn của chính người cứu hộ-cấp cứu luôn được đặt lên hàng đầu. Bạn cần phải an toàn trước khi trợ giúp nạn nhân.

Chia sẻ về cách cứu hộ người bị đuối nước BS Tản cho rằng, điều quan trọng nhất là nhanh chóng đưa nạn nhân ngước lên khỏi mặt nước. Có thể quăng dây thừng, gậy, phao hoặc nhảy xuống nước để kéo đỡ nạn nhân lên mặt nước. Lưu ý là không được để nạn nhân '”nắm bám” vào mình, vì khi đó chính ta cũng sẽ có nguy cơ chìm giống họ, do đó nên bơi lại gần nạn nhân từ phía sau hoặc “đội” nạn nhân từ dưới lên. Nếu nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay khi còn trên mặt nước và liên tục cho đến khi vào bờ, chỉ ngưng khi nạn nhân đã tự thở lại được.

Việc sốc nước không quan trọng bằng ấn tim ngoài lồng lực và hô hấp nhân tạo để cứu nạn nhân sống sót. Thời gian vàng để có cơ hội cứu sống nạn nhân là 5-7 phút kể từ khi nạn nhân bắt đầu ngưng thở, tức khoảng 10 phút kể từ khi gặp nạn đuối nước. Động tác sơ cấp cứu đầu tiên và quan trọng nhất chính là nhấn tim ngoài lồng ngực, đồng thời hô hấp nhân tạo.

Chuyên gia 115 hướng dẫn cách sơ cứu các tai nạn trong nghỉ lễ

Khi xảy ra biến cố cần gọi 115 để được hỗ trợ và cấp cứu.

Về cách cứu hộ người bị điện giật theo BS Tản, động tác đầu tiên là phải cắt ngay nguồn điện, nếu không người cứu hộ sẽ trở thành nạn nhân bị điện giật. Phải dùng vật cách điện như thanh gỗ khô để “khều” dây điện ra khỏi người nạn nhân, dùng vải khô quấn tay ta và kéo nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm rò điện đến nơi khô thoáng và an toàn. Động tác sơ cấp cứu đầu tiên và quan trọng nhất chính là nhấn tim ngoài lồng ngực, đây chính là động tác cứu nạn nhân ra khỏi tay thần chết mà nhiều người không biết. Sau đó phải tiến hành đồng thời hô hấp nhân tạo cùng với ấn tim ngoài lồng ngực và sau cùng đừng quên chăm sóc vết thương da vùng bị phỏng điện.

Nếu gặp tai nạn giao thông, té ngã cách cứu hộ nạn nhân phải luôn lưu ý đến cột sống cổ của nạn nhân, BS Tản giải thích bởi mọi động tác di chuyển nạn nhân đôi khi gây tổn thương nguy hiểm hệ thần kinh tủy sống cổ gây yếu liệt sau này. Nếu nạn nhân có gãy xương thì không được di chuyển hoặc xê dịch, cần phải đặt nẹp cố định vùng gãy xương và nằm chờ nhân viên y tế cùng xe cứu thương 115 đến hỗ trợ.

Chuyên gia 115 hướng dẫn cách sơ cứu các tai nạn trong nghỉ lễ

Cần biết sơ cứu đúng cách.

Đối với trường hợp, cứu hộ nạn nhân bị ngã lọt giếng, hố ga thì tuyệt đối không leo xuống dưới để cứu nạn nhân lên nếu chưa có dụng cụ giúp thở cần thiết, bởi nguy cơ nhiễm khí độc hại (metan) là rất lớn. BS Tản cho rằng hãy soi đèn và đứng trên miệng giếng hô lớn tìm âm thanh phát ra để biết nạn nhân có còn nói hoặc rên rỉ được không, khi đó ta mới an toàn để leo xuống dưới đưa nạn nhân lên. Lưu ý là khi leo xuống dưới cần cột vào thắt lưng sợi dây thừng có cố định đầu trên vào thân cây gần đó, kẻo không thể bò lên lại được hoặc người ở trên không thể kéo mình lên nếu gặp sự cố ngạt khí.

Đối với trong nhà bị cháy theo BS Tản cách cứu hộ là trước khi lao vào nhà đang cháy để cứu nạn nhân ra, cần thiết phải bịt khăn khẩu trang và tẩm ướt khắp người và nên có ít nhất 2 người cùng đi vào cứu nạn nhân. Phải thật cẩn thận khi đi lên những cầu thang gỗ, sàn gỗ và tốt nhất là phá toang các cửa sổ ra để tìm đường thoát ra ngoài từ trên không, bởi thường đường đi ít bao giờ còn đủ cơ hội để quay trở lại. Phải luôn bò sát mặt đất và men sát bờ tường để lần tìm cửa thoát ra ngoài.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!