Sushi và các hải sản tươi sống là những món ăn rất phổ biến ở các nước phương Tây, mới đây, các bác sĩ cũng cảnh báo về một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể ẩn nấp trong mực ống và cá chưa nấu chín kỹ. Viết trong báo cáo trường hợp của BMJ, các bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột ở Bồ Đào Nha kể lại câu chuyện của một bệnh nhân 32 tuổi nhập viện với cơn đau dạ dày, nôn mửa và sốt kéo dài một tuần.
Khi bệnh nhân kể rằng mình đã ăn sushi gần đây, các bác sĩ của ông nghi ngờ anisakiasis - một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi những con giun nhỏ, được gọi là tuyến trùng, gắn với thành dạ dày, thực quản, hoặc ruột.
Sushi và các món ăn hải sản tươi sống phổ biến ở các nước phương Tây.
Bằng cách sử dụng nội soi, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ấu trùng anisakis gắn liền với lớp lót ruột bị sưng và viêm. Sau khi ký sinh trùng được loại bỏ, sức khỏe của người đàn ông này đã dần được cải thiện và được trả về nhà.
Hơn 90% trường hợp mắc bệnh Anisakiasis đã được báo cáo đã xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà cá sống là một phần chủ yếu trong khẩu phần ăn của mọi người nơi đây. "Sự phổ biến của thói quen ăn đồ sống cũng như món sushi trên thế giới ngày càng được công nhận ở các nước phương Tây", Joana Carmo, bác sỹ chuyên khoa dạ dày-ruột của Bệnh viện Egas Moniz ở Lisbon, nói với Health qua email.
Do đó, các bác sĩ cho biết, chúng ta nên xem xét anisakiasis như là một chẩn đoán hoàn toàn có thể xảy ra đối với những bệnh nhân có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tắc ruột, thủng ổ bụng, và gần đây ăn cá sống hoặc cá nấu chưa chín. Nhiễm ký sinh trùng từ cá sống cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, và quá mẫn.
Hơn 90% trường hợp mắc bệnh Anisakiasis đã được báo cáo đã xảy ra ở Nhật Bản.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), một số người thực sự có thể cảm thấy ngứa ran trong hoặc sau khi ăn hải sản bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. "Đây thực sự là những con giun ký sinh đang di chuyển trong miệng hoặc cổ họng. Những người nhiễm bệnh có thể tự bắt được loại giun này trong miệng, giả sử nó nhét vào lỗ sâu răng hoặc ho mạnh làm chúng văng ra ngoài. Nếu ký sinh trùng có khả năng làm bạn nôn mửa ngay lập tức thì chúng cũng sẽ được tống ra ngoài", CDC tuyên bố.
Nếu không có khả năng tự tống loài giun này ra khỏi cơ thể, rất có thể bạn đã nhiễm loại ký sinh trùng khác từ cá cũng như hải sản còn sống. Vào tháng hai, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng một loài ký sinh trùng khác, loài sán dây rộng Nhật Bản, đã được tìm thấy trong cá hồi hồng hoang dã có nguồn gốc từ Thái Bình Dương.
Theo CDC, cách tốt nhất để tránh ký sinh trùng như thế này là loại bỏ cá sống khỏi chế độ ăn. Tiến sĩ Carmo cho biết, cá nấu đến 70 độ C hoặc làm đông lạnh cá đến -20 độ C ít nhất trong 72h cũng có thể giết chết được bất kỳ loài ký sinh trùng nào sống trong cá.
Nhưng dựa trên số trường hợp được báo cáo, anisakiasis vẫn là một căn bệnh hiếm gặp - và Tiến sĩ Carmo nói rằng các đầu bếp được huấn luyện đúng cách có thể phát hiện ấu trùng Anisakis. "Chúng có thể nhìn thấy rõ ràng trong cá", cô nói. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng nguy cơ mắc bệnh từ việc ăn món sushi rất thấp, đặc biệt nếu bạn mua nó từ một nhà hàng đáng tin cậy hoặc nhà phân phối được FDA chấp thuận và ăn ngay. Chừng nào bác sĩ của bạn không cảnh báo bạn không được ăn sushi vì những lý do cụ thể thì sushi nói chung vẫn là một lựa chọn lành mạnh.
Theo CDC, cách tốt nhất để tránh ký sinh trùng như thế này là loại bỏ cá sống khỏi chế độ ăn.
Cynthia Sass, biên tập viên dinh dưỡng của Health khuyến cáo chị em phụ nữ đang mang thai, đang muốn có con, hoặc có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn cá sống. "Đối với những người này, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đối với những người trưởng thành khỏe mạnh cũng nên cẩn thận về nguồn gốc, đừng ngại đầu bếp về chuyện nguồn gốc của hải sản tươi sống", cô nói.
Cũng như bất kỳ thực phẩm sống nào, điều quan trọng là bạn phải biết được những rủi ro và lợi ích trước khi bạn ăn sushi. Và nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi ăn, hãy đề cập đến việc lựa chọn thực đơn gần đây của bạn với bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.
(Nguồn: Health)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!