Chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu bệnh viêm cơ tim cần nhập viện

Các bệnh - 11/24/2024

Khắp các diễn đàn trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về loại virut lạ gây viêm cơ tim, gây nên cái chết đột tử cho những người trẻ trong... vài giờ đồng hồ khiến nhiều người dân hoang mang. Tuy nhiên theo PGS. TS. Hoàng Bùi Hải -Trưởng khoa cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội) khẳng định, không có virut lạ gây viêm cơ tim như đồn thổi.

Theo BS Hoàng Hải, viêm cơ tim là tình trạng viêm của cơ tim. Tài liệu nói về bệnh viêm cơ tim được tìm thấy từ năm 1600 sau công nguyên. Theo thống kê, trên toàn thế giới, bệnh viêm cơ tim gây ra cái chết cho 294.000 người từ năm 1990 tăng lên đến 354.000 người năm 2015.

Viêm cơ tim hay gặp người trẻ từ 20-40 tuổi, một số ít diễn biễn tử vong nhanh

Cũng theo BS Hoàng Hải, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi (20-40), gặp ở nam nhiều hơn nữ. Biểu hiện phong phú có thể từ nhẹ đến nặng. Viêm cơ tim sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và các hoạt động điện của tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và là nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim.

Viêm cơ tim nặng gây ra suy tim làm cho không bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tim, dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử.

Trường hợp bệnh nhân nữ B.T.N. là một ví dụ điển hình. Theo lời kể của người thân, trước khi nhập viện bệnh nhân đã sốt 4 ngày. Ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm kết quả cho thấy bệnh nhân không nhiễm sốt xuất huyết Dengue, cúm âm tính, bạch cầu máu giảm, tiểu cầu máu 75. Tuy nhiên đến 20 giờ tối bệnh nhân xuất hiện cảm giác mệt, các bác sĩ đo HA 90/60, DTd không biến đổi, men tim TnT 80, ...Các bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc vận mạch. Tim mạch không có chấn đoán can thiệp gì. Trước tình hình tiên lượng bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nặng nguy cơ phải làm tim phổi máy (Ecmo) nên các bác sĩ đã liên hệ với khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai để chuyển viện. Khi bệnh nhân chuyển viện các bác sĩ khám cho biết huyết áp 140/90 có dùng vận mạch, ý thức tỉnh, thở oxy kính. Có bác sĩ đi cùng và xe cứu thương đưa bệnh nhân sang đến nơi an toàn lúc 2h17 phút ngày 20/10. Tại Bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân được hồi sức, lọc máu đến khoảng 9h ngày 20/10 được làm tim phổi máy tại giường (Ecmo). Tuy nhiên, đến 6h sáng 21/10 tử vong được các bác sĩ chẩn đoán vẫn là Sốc tim/ viêm cơ tim cấp.

Chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu bệnh viêm cơ tim cần nhập viện

PGS. TS. Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội).

Chia sẻ về bệnh viêm cơ tim diễn biễn tử vong nhanh theo BS Hoàng Hải biến chứng của viêm cơ tim thường rất nặng, có thể làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn và bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

-Suy tim: Không được điều trị, viêm cơ tim có thể làm tổn thương cơ tim dẫn đến không thể bơm máu không đủ nuôi cơ thể.

-Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Nếu cơ tim bị tổn thương như máu chảy trong tim có thể hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông gây bít tắc một trong các động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim. Hoặc nếu cục máu đông trong tim di chuyển đến một động mạch dẫn đến não có thể gây ra đột quỵ.

-Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Tổn thương cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim.

-Đột tử do tim: Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập (ngừng tim đột ngột) và gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Ở người trẻ tuổi, bệnh viêm cơ tim chiếm tới 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử.

Cần phát hiện sớm

Theo Ths. Bs. Nguyễn Thị Minh Lý -Phó giám đốc trung tâm tim mạch- BV Đại Học Y Hà Nội, để phát hiện ra viêm cơ tim ở giai đoạn sớm rất khó vì khi bệnh nhân viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau ngực trái nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức đo đó mọi người cần chú ý hết sức.

Còn ở trường hợp nặng, theo BS Minh Lý các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim; Khó thở, lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động; Phù chân, mắt cá chân và bàn chân; Mệt mỏi; Các dấu hiệu và triệu chứng khác sẽ theo nguyên nhân gây ra viêm cơ tim.

Chia sẻ về vấn đề khi nào nhập viện, BS Minh Lý cho biết, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán. Ngoài ra, nếu có triệu chứng như đau ngực và khó thở khi đang có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virut. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

Chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu bệnh viêm cơ tim cần nhập viện

Cần phát hiện sớm viêm cơ tim

Phòng bệnh bằng cách nào?

Hiện nay, không có phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim, BS Minh Lý khuyên người dân phòng ngừa bệnh viêm cơ tim:

- Thực hiện theo vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

- Tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV, tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.

- Giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng: Nếu bạn có thời gian ở những vùng tiếp xúc với côn trùng hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để che càng nhiều da càng tốt. Áp dụng đánh dấu hoặc thuốc chống côn trùng có chứa DEET.

- Tiêm vắc-xin phòng bệnh: Luôn cập nhật về các loại vắc-xin được khuyến nghị, bao gồm cả những loại vắc xin bảo vệ chống lại rubella và cúm - những bệnh có thể gây viêm cơ tim.

- Hạn chế tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh giống như virus hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!