Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách bổ sung chất đạm để trẻ phát triển tốt nhất

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Thế giới chất đạm cũng khá phức tạp và các phụ huynh nên tìm hiểu để cung cấp cho con những khẩu phần ăn hợp lý cho sự phát triển khỏe mạnh dài lâu.

Hầu như ai cũng biết đạm là nền tảng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu về chất đạm. Rất nhiều phụ huynh từng lo lắng: Chất đạm thực vật khác chất đạm động vật thế nào? Nên ăn ít hay nhiều đạm? Các loại đạm khác nhau thì ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe thế nào? Nguồn đạm nào có chất lượng và tốt cho trẻ? Làm sao giúp các bé ăn thiên lệch 1 món nào đó (ví dụ chỉ ăn trứng)...

Nhìn chung thế giới chất đạmcũng khá phức tạp và các phụ huynh nên tìm hiểu để cung cấp cho con những khẩu phần ăn hợp lý cho sự phát triển khỏe mạnh dài lâu.

Có 3 loại đạm khác nhau

Nguồn đạm có thể đến từ động vật (trứng, thịt, cá và tôm cua), đến từ thực vật (các loại đậu) và đến từ sữa (nhóm Whey và Casein). Sự khác nhau giữa 3 nhóm này là những axit amin thiết yếu. Các axit amin được ví như những viên gạch xây dựng nền tảng hệ miễn dịch, hệ cơ và các chức năng sinh học quan trọng khác. Có 20 loại viên gạch axit amin như vậy, sự hoán đổi vị trí của các axit amin này tạo nên những cấu trúc protein khác nhau. Tuy nhiên, trong 20 axit amin này có 9 axit amin là 'axit amin thiết yếu', nghĩa là cơ thể trẻ sẽ không tự tạo ra được. Cơ thể trẻ sẽ phải lấy 9 'axit amin thiết yếu' này từ thực phẩm.

Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách bổ sung chất đạm để trẻ phát triển tốt nhất

Đạm chất lượng đòi hỏi vừa phải cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu vừa phải có tỷ lệ hấp thụ tốt để duy trì và phát triển các mô mới trong cơ thể đang tăng trưởng của trẻ (Ảnh minh họa).

Theo hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) năm 2013 mô tả: đạm chất lượng đòi hỏi vừa phải cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu vừa phải có tỷ lệ hấp thụ tốt để duy trì và phát triển các mô mới trong cơ thể đang tăng trưởng của trẻ.

- Nhóm đạm động vậtgồm thịt heo, bò, gà, tôm, cua… và trứng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu. Theo nghiên cứu của nhóm TS. Mark M., ĐH Washington, Mỹ, đạm động vật được xem là quan trọng cho trẻ trong giai đoạn đang tăng trưởng vì đạm này ngoài cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu, còn cung cấp thêm sắt, vitamin B12.

- Nhóm đạm từ sữa gồm đạm Whey và đạm Casein. Cả đạm Whey và Casein đều chứa 9 axit amin thiết yếu. Tuy nhiên, đạm Whey cho thấy tan tốt hơn ở những môi trường tiêu hóa có pH axit. Một nghiên cứu về đạm Whey được hợp tác thực hiện tiên phong bởi Nestle Thụy Điển và các nhà khoa học đã cho thấy việc thủy phân đạm whey bằng men (enzyme) thành các cấu trúc nhỏ hơn sẽ giúp tăng sự hấp thụ và giảm tác nhân dị ứng (Cuicui 2014). Trong bản đánh giá hệ thống của nhóm TS. Hania Szajewska trên 8 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, kết quả cũng cho thấy: Đạm Whey thủy phân thành các phân tử nhỏ hơn, ít gây dị ứng hơn và hạn chế được các vấn đề về tiêu hóa. Nhóm sữa cũng cung cấp thêm một phần nguồn canxi và magie, nơi đạm động vật có thể chưa đáp ứng đủ.

- Nhóm đạm từ thực vậtgồm đậu các loại, hạt các loại, bắp và nấm thường thiếu 2 axit amin thiết yếu là Lysine và Methionine. Tuy nhiên, nguồn đạm thực vật này lại có một số vitamin và chất béo không no tốt đi kèm. Do đó, đạm thực vật được xem là đạm hỗ trợ, nghĩa là cần kết hợp với nhau hoặc kết hợp với đạm động vật hoặc từ sữa để đảm bảo đủ 9 axit amin thiết yếu và có thêm lợi ích dinh dưỡng cho trẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách bổ sung chất đạm để trẻ phát triển tốt nhất

Cha mẹ được khuyên là nên lựa chọn cân bằng, ngày này ăn đạm này thì luân phiên đạm khác cho ngày kia để đảm bảo tối thiểu mỗi ngày luôn có 1-2 nhóm đạm chính và 1 nhóm bổ trợ (Ảnh minh họa)..

Về cơ bản, trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng là cần phối hợp 2 nguồn đạm chính và 1 nguồn đạm bổ trợ để hoàn thiện các quá trình sinh học giúp tăng trưởng và phát triển tốt. Cha mẹ được khuyên là lựa chọn cân bằng, ngày này ăn đạm này thì luân phiên đạm khác cho ngày kia để đảm bảo tối thiểu mỗi ngày luôn có 1-2 nhóm đạm chính và 1 nhóm bổ trợ.

Trẻ ăn lệch và sự kết hợp dành cho các bé ăn lệch đạm

Ăn lệch đạm nghĩa là trẻ có khuynh hướng thích ăn 1 nhóm đạm nào đó, mà không chịu thử hay ăn món khác. Ăn lệch nếu càng ép ăn sẽ dẫn đến ăn lệch có phản kháng, sẽ làm tình trạng này kéo dài và phức tạp. Ăn lệch là rất thông thường ở trẻ em trong độ tuổi đang phát triển vì cơ bản trẻ vẫn đang học về mùi vị thức ăn và hành vi ăn uống.

Nếu trẻ ăn lệch, cha mẹ có thể hoàn toàn thay đổi chỉ cần hiểu cách cho ăn tích cực (Theo định nghĩa 'Cho ăn tích cực' là: không ép, vẫn tiếp tục giới thiệu lặp lại món bé không thích với tinh thần để bé chọn thưởng thức, hiểu được nhu cầu và cử chỉ cơ bản của trẻ khi đói, no và khi bắt đầu tỏ vẻ không hứng thú ăn). Tuy nhiên, vì việc thay đổi hành vi ăn lệch đạm cần thời gian, bên cạnh cho ăn tích cực, cha mẹ cần chú ý phân bổ và kết hợp nguồn đạm dựa trên hướng lệch một cách cân bằng để tránh nguy cơ thiếu hụt những axit amin thiết yếu.

Nhiều bé chỉ thích ăn cơm với nước tương hoặc chỉ ăn cơm với đậu hũ. Làm sao vẫn đảm bảo cung cấp đa dạng nguồn axit amin cho bé:

Song song với cách cho ăn tích cực được đề cập ở trên với 3 bữa chính, mẹ có thể kết hợp và phân bố như sau để vẫn đủ 9 axit amin thiết yếu mỗi ngày cho trẻ.

1. Thêm một bữa phụ với cá/thịt gà

Tạo bữa phụ đầy hứng khởi cho trẻ là bữa phụ làm trẻ hứng thú khám phá và thử, dù chỉ một miếng. Có một số cách bạn có thể áp dụng:

Cá/thịt gà chiên xé sợi và khuyến khích trẻ bốc ăn bỏ vào miệng như một trò chơi cùng mẹ.

Phân loại cá và trứng và khuyến khích bé ăn phần cơm đã được phân loại như một phần thưởng, đến lượt mẹ, mẹ cũng ăn phần phân loại đúng của mẹ.

Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách bổ sung chất đạm để trẻ phát triển tốt nhất

Nên chọn các loại sữa có đạm chất lượng, với hàm lượng đạm sao cho vừa đủ so với nhu cầu theo độ tuổi của con để con tăng cân khỏe mạnh, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì (Ảnh minh họa).

Lập một bảng thành tích ăn tốt cho bé thấy, với 3 bữa sáng, trưa và chiều. Hôm nay trẻ ngoan ăn được một miếng cá mẹ sẽ để mặt cười ở bữa sáng, và khuyến khích bé ăn tốt bữa trưa và bữa chiều để có thêm 2 mặt cười nữa. Nếu cả ngày bé làm tốt sẽ có 1 mặt cười lớn hơn vào cuối ngày. Cuối tuần bạn và bé nên tổng kết mặt cười, mặt khóc để trẻ có thêm động lực cố gắng.

2. Thêm một bữa phụ hoặc hỗ trợ một bữa chính với chất đạm từ sữa

Các bạn nên chọn các loại sữa có đạm chất lượng, với hàm lượng đạm sao cho vừa đủ so với nhu cầu theo độ tuổi của con để con tăng cân khỏe mạnh, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.

Nếu sữa bé không thích uống, bạn có thể linh động dùng sữa hoặc trứng làm những món ăn bé thích như bánh kem ít đường, bánh flan ít đường, sữa chua hay kem để tăng tính hứng khởi khi ăn của trẻ. Các món này nên giới thiệu sau bữa ăn chính 30 phút – 1 tiếng để tránh làm bé quá no.

BS Anh Nguyễn/Theo Helino

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!