Chuyên khoa Nhi: Không phải cứ thấy con ho, sốt là cho dùng kháng sinh

Nuôi dạy con - 04/26/2024

Thời tiết giao mùa với những thay đổi lớn về nhiệt độ, độ ẩm liên tiếp khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp cùng các triệu chứng ho, ho khan, ho có đờm, đau họng, sổ mũi, và sốt…

Bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ mách mẹ cách để bảo vệ bé yêu chống lại những cơn ho khó chịu?

Các dạng ho thường gặp có thể là ho khan, ho đàm hay ho dị ứng. Ho khan là tiếng ho khô, hầu như không có đàm hay chất nhầy, càng ho trẻ càng cảm thấy rát cổ họng.

Khi ho do dị ứng, trẻ thường ho thành cơn, nhất là trước lúc đi ngủ, sau khi ngủ dậy hay lúc chuyển tư thế. Trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt. Ho đàm có đặc trưng là nặng ngực, thường khạc ra đàm loãng hoặc đàm đặc. Cần nhận biết đúng loại ho để có phương pháp điều trị phù hợp.

Không phải cứ ho, sốt là dùng kháng sinh

Gần tuần nay, bé Mint (5 tuổi) con chị Diệu H. (Cầu Giấy, Hà Nội), có mũi xanh và ho đờm, tiếng ho nghe rất nặng. Thấy con ho đã 3 ngày lại hâm hấp sốt, chị H quyết định cho con uống kháng sinh với mục đích “chặn luôn không nhỡ xuống phổi thì gay”. Không chỉ chị H mà hiện rất nhiều bà mẹ cũng đã hành động tương tự.

Chuyên khoa Nhi: Không phải cứ thấy con ho, sốt là cho dùng kháng sinh

Ảnh minh họa

PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Những trường hợp như vậy không hiếm gặp, việc cha mẹ lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lý hô hấp là không cần thiết. Thậm chí, lợi bất cập hại còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, khiến việc điều trị sau này cho trẻ gặp nhiều khó khăn”. Bác sĩ Diệu Thúy cho hay, ở trẻ ho và sổ mũi là hai triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể tự khỏi sau vài ba ngày. Có những trường hợp có thể diễn biến kéo dài tới 7 ngày hoặc kéo dài hơn rồi cũng sẽ khỏi mà không cần phải dùng thuốc, bởi điều này phụ thuộc vào loại virus mà trẻ bị nhiễm. Tuy nhiên, trẻ cần được điều trị kịp thời nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gây nên. Do vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho thời điểm giao mùa

- Nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày

- Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, các thức ăn cay nóng, lạnh.

- Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý vô trùng, đơn liều tránh lây nhiễm chéo để rửa mũi họng cho trẻ.

- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh.

- Khi bé bị ho hay cúm, mẹ nên giúp con tránh xa các sản phẩm từ sữa bao gồm phô mai, pho mát...

- Cho trẻ uống các loại siro ho phù hợp với lứa tuổi để giảm ngay các cơn ho khó chịu. Điển hình có thể kể đến là loại thuốc ho có chứa dịch chiết lá thường xuân EA575 giúp long đờm, giãn phế quản và giảm ho hiệu quả.

Một số phương pháp phòng bệnh ho cho bé

+ Không cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm.

+ Tránh đi chơi về muộn.

+ Cẩn thận với máy điều hòa không khí, vệ sinh thiết bị thường xuyên.

+ Đừng để quạt trực diện.

+ Bú sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ trong 6 tháng đầu.

+ Chủng ngừa đầy đủ và uống vitamin A theo hướng dẫn.

+ Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh và có biện pháp ứng phó với những thay đỏi mạnh về thời tiết khí hậu.

+ Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

+ Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.

+ Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!