Có cần thiết phải tiêm chủng không?

Kiến Thức Y Học - 03/29/2024

Ngày nay, với sự phát triển của y học, đã có nhiều loại vắc – xin được sản xuất ra nhằm giúp con người ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh. Việc sử dụng những loại vắc – xin này được gọi là tiêm chủng. Vậy có cần thiết phải tiêm chủng không? Thắc mắc này sẽ được Lily & WeCare giải đáp để mọi người hiểu hơn về tiêm chủng và sự cần thiết của tiêm chủng.

Ngày nay, với sự phát triển của y học, đã có nhiều loại vắc – xin được sản xuất ra nhằm giúp con người ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh. Việc sử dụng những loại vắc – xin này được gọi là tiêm chủng. Vậy có cần thiết phải tiêm chủng không? Thắc mắc này sẽ được Lily & WeCare giải đáp để mọi người hiểu hơn về tiêm chủng và sự cần thiết của tiêm chủng.

Có cần thiết phải tiêm chủng không?

Tiêm chủng là gì?

Tiêm chủng là việc truyền chất kháng nguyên (một dạng vắc - xin) vào trong cơ thể người chưa bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích cơ thể đó sản xuất kháng thể, chống lại vi sinh vật trước khi chúng gây bệnh cho cơ thể. Tùy bản chất ký sinh, bệnh sinh của tác nhân gây bệnh cũng như của chế phẩm vắc – xin mà người ta dùng các phương pháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả miễn dịch cao nhất.

Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Theo một cách hiểu khác, khi một sinh vật xâm nhập vào thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và nhờ có tiêm chủng nên đã sản xuất ra chất gọi kháng nguyên. Chất kháng nguyên có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi sinh vật đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại chính vi sinh vật đó trong những lần xâm nhập về sau.

Đối tượng cần tiêm chủng là ai?

Tất cả mọi người đều cần phải tiêm chủng để được bảo vệ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, các đối tượng cần ưu tiên là: trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi và những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm chủng có thể tạm hoãn với những người đang có tình trạng nhiễm trùng cấp tính hoặc có dị ứng với những thành phần của vắc – xin.

Có cần thiết phải tiêm chủng không?

Khi nào cần tiêm chủng?

Việc tiêm chủng có thể được thực hiện từ lúc trẻ còn rất nhỏ như: tiêm BCG ngừa lao phổi được thực hiện ngay sau khi sinh cho đến suốt đời, tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, tiêm phòng bạch hầu, ho gà... Tùy theo lứa tuổi có thể đáp ứng miễn dịch, tình trạng sức khỏe bản thân, các yếu tố gia đình cùng với điều kiện môi trường xung quanh... sẽ có những khuyến cáo dùng loại vắc – xin phù hợp. Việc bắt đầu tiêm chủng một loại vắc – xin vào cơ thể cần phải tuân theo lịch tiêm, phải có chỉ định tiêm ngừa của bác sĩ và sự theo dõi của nhân viên y tế.

Những bệnh nào hiện đã có vắc – xin chủng ngừa tại Việt Nam?

Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc – xin phòng bệnh, cho nên khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Nhờ có vắc – xin và tiêm chủng đã góp phần quan trọng để đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đã có nhiều loại vắc – xin tiêm chủng như: đậu mùa, bạch hầu, lao phổi, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi A,B, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella, zona, viêm não Nhật Bản,...

Có cần thiết phải tiêm chủng không?

Tiêm chủng là vô cùng cần thiết!

Các bệnh truyền nhiễm gây hại rất nhiều đến bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều nhất do các bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ tạo ra sức đề kháng chống lại một số bệnh nguy hiểm mà còn giúp người bệnh tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng, nguy cơ tàn tật và nguy cơ tử vong.

Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó rất lớn góp phần quan trọng cho sự bảo vệ nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Hơn nữa, tiêm chủng còn làm giảm tình trạng ốm đau, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình. Bên cạnh đó, tiêm vắc – xin phòng chống bệnh còn có tác dụng lâu dài cho không chỉ mỗi cá nhân mà toàn cộng đông vì không bị lây lan thành dịch bệnh. Tất cả những điều này góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế bền vững.

Việc tiêm chủng các bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã được Bộ Y tế triển khai đến tận các trạm y tế phường, xã. Sau khi sinh đẻ, phụ huynh nên đưa trẻ nhỏ đến đến các trạm y tế phường, xã để tiêm phòng miễn phí.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!