Cơ hội cho bệnh nhân ung thư máu với phương pháp ghép tế bào gốc

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ung thư máu là một căn bệnh ác tính liên quan đến căn bệnh bạch cầu. Đây là tình trạng cơ thể sản xuất ra một lượng máu lớn bất thường, tế bào bất thường nhất trong hầu hết các tế bào ung thư máu chính là bạch cầu. Máu khi bị ung thư tế bào sẽ khác so với máu bình thường và không thể thực hiện được chức năng của nó. Căn bệnh nguy hiểm này thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu một số lượng lớn các tế bào máu. Việc điều trị bệnh hiện nay thường thấy là theo phương pháp ghép tế bào gốc, mang lại sự an toàn, hiệu quả cao cho người bệnh.

Ung thư máu là một căn bệnh ác tính liên quan đến căn bệnh bạch cầu. Đây là tình trạng cơ thể sản xuất ra một lượng máu lớn bất thường, tế bào bất thường nhất trong hầu hết các tế bào ung thư máu chính là bạch cầu. Máu khi bị ung thư tế bào sẽ khác so với máu bình thường và không thể thực hiện được chức năng của nó. Căn bệnh nguy hiểm này thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu một số lượng lớn các tế bào máu. Việc điều trị bệnh hiện nay thường thấy là theo phương pháp ghép tế bào gốc, mang lại sự an toàn, hiệu quả cao cho người bệnh.

Phương pháp ghép tế bào gốc chữa ung thư máu là một phương pháp lấy tế bào tạo máu gốc khỏe mạnh để truyền vào bên trong cơ thể. Những tế bào gốc khỏe mạnh có thể được lấy ra từ trong máu, tủy xương hay máu trong dây rốn lưu trữ.

Thế nào là ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu?

Ghép tế bào gốc chữa ung thư máu thường được sử dụng nhằm phục hồi tủy xương khỏe mạnh ở những bệnh nhân bị ung thư máu. Các tế bào gốc sẽ kích thích sự tăng trưởng của tủy xương mới, khôi phục lại hoạt động của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe.

Trước khi thực hiện ghép tế bào gốc, bệnh nhân càn phải được tiến hành điều trị bằng xạ trị liều cao, hoặc dùng hóa trị để tiêu diệt đi thật nhiều tế bào bạch cầu. Bệnh nhân tiến hành cấy ghép tế bào gốc đồng loại thì cần phải xạ trị hoặc hóa trị toàn thân với liều thấp hơn trước khi thực hiện ghép. Sau đó, người bệnh sẽ được ghép tế bào gốc thông qua đường truyền tĩnh mạch. Sau khi được đi vào máu, những tế bào gốc sẽ nhanh chóng đi đến các tủy xương, bắt đầu tạo nên các tế bào mới.

Bệnh nhân bị ung thư sau khi thực hiện cấy ghép thì cần phải được theo dõi công thức máu. Sau đó, có thể truyền thêm tế bào máu đỏ và tiểu cầu. Thi thoảng, các phương pháp điều trị chuyên sâu trước khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ khác như nhiễm trùng. Trong trường hợp này thì bệnh nhân có thể được uống thêm kháng sinh. Quá trình để phục hồi sau khi cấy ghép thường sẽ phải mất vài tháng, bệnh nhân trong quá trình đó phải theo dõi thật sát sao sức khỏe của mình để có biện pháp ứng phó kịp thời khi xuất hiện các biến chứng khó lường.

Một số phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu


Cơ hội cho bệnh nhân ung thư máu với phương pháp ghép tế bào gốc

- Ghép tế bào gốc tự thân: đây là phương pháp lấy chính tế bào của bệnh nhân để ghép trở lại cơ thể của người bệnh. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng bệnh nhân sử dụng phương pháp ghép tủy tự thân sẽ có khả năng tái phát bệnh trở lại do các tế bào còn sót lại trước khi thực hiện ghép tủy. Vì vậy, phương pháp này không được chú trọng sử dụng nhiều.

- Cấy ghép tế bào gốc đồng loại: với phương pháp này, tế bào gốc sẽ được lấy từ một người hiến tặng khỏe mạnh và phù hợp với người bệnh. Người hiến tặng có thể chính là người thân hoặc các thành viên trong gia đình (anh, chị em ruột) hoặc những người không thuộc trong gia đình người bệnh nhưng lại có tế bào gốc phù hợp hoặc có lưu máu cuống rốn giống bệnh nhân. Để có thể xác định tế bào gốc của người hiến tặng có phù hợp hay không thì người ta thường sẽ phải làm các xét nghiệm, ví dụ như: kiểm tra kháng nguyên bạch cầu người (HLA) nhằm so sánh máu và mẫu mô của bệnh nhân với người hiến tặng.

Ưu điểm của phương pháp này là: tế bào từ người hiến tặng thường rất khỏe mạnh và không có các tế bào ác tính. Nhưng, để tìm được người phù hợp không phải là điều gì dễ dàng, cho nên hiện nay, các bệnh nhân bị ung thư máu hầu hết đều được điều trị bằng ghép tế bào tự thân.

- Tế bào từ máu ngoại vi: phương pháp này thực hiện huy động tế bào và tách chiết tế bào gốc với các máy tách tế bào hiện đại. Ghép tế bào từ máu ngoại vi được sử dụng khi các tế bào tủy xương có nguy cơ bị nhiễm tế bào bướu hoặc quá trình nuôi cấy tế bào gốc từ tủy xương đã bị thất bại.

Suy cho cùng, ghép tế bào tự thân vẫn cho kết quả tốt hơn cả trong việc kiểm soát việc bị ung thư, ngăn ngừa các khả năng bệnh tái phát.

Ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu là một phương pháp điều trị rất quan trọng với những người bị bệnh bạch cầu. Nó còn có ý nghĩa rất lớn, quyết định tới sức khỏe và khả năng sống của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên tuân thủ theo các yêu cầu, chỉ định của bác sĩ khi chuẩn bị và tiến hành điều trị để thu lại kết quả tốt nhất.

Chú ý: Thông tin trong bài chmang tính tham kho, người đc cn cân nhc trước khi áp dng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!