Đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ vô cùng quan trọng, những ngày đầu sau khi chào đời bé thường chỉ có thể ngủ và bú sữa mẹ. Chính vì thế để cho con có được một giấc ngủ ngon và sâu giấc là vấn đề mà bất cứ bố mẹ nào cũng quan tâm. Và có nhiều bậc phụ huynh chọn lựa cho trẻ sơ sinh nằm nôi như là phương pháp tích cực để giúp con yêu có được giấc ngủ trọn vẹn. Tuy nhiên khi sử dụng nôi để cho bé ngủ, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây.
Cần kiểm tra kỹ trước khi cho trẻ sơ sinh nằm nôi
Ngày nay đa phần các bậc phụ huynh thường chọn nôi điện là người bạn đồng hành với trẻ, chính vì thế để đảm bảo an toàn cho bé bạn cần chuẩn bị một chiếc nôi chắc chắn và hoạt động tốt.
Đầu tiên cần tham khảo qua hướng dẫn lắp đặt và sử dụng từ nhà sản xuất. Trước khi cho bé nằm, cần kiểm tra các móc cài, ốc vít, khung nôi phải được móc cẩn thận và xiết chặt... Như thế khi nôi hoạt động, sẽ tránh bị rời ra gây nguy hiểm cho trẻ.
Nên chú ý kiểm tra các phụ kiện của lòng nôi, tất cả phải chắc, không có góc cạnh để đảm bảo an toàn cho bé. Để biết nôi có hoạt động tốt, rung lắc như thế nào cần phải thử điện trước khi cho trẻ sơ sinh nằm nôi. Xem xét hoạt động của hộp máy, công tắc, nút điều chỉnh, độ lắc...
Ngày nay nôi điện luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho trẻ sơ sinh
Cho trẻ sơ sinh nằm nôi khi bé đã sẵn sàng
Tâm lý chung của các trẻ sơ sinh thì ngay sau khi chào đời, bé yêu luôn cần có sự quan tâm vỗ về và yêu thương từ vòng tay mẹ. Nên lần đầu tiên đặt bé nằm nôi có thể con sẽ bị chơi vơi, và cảm thấy như bị bỏ rơi lạc lõng. Vì vậy trước khi cho trẻ sơ sinh nằm nôi, bạn nên cố gắng ôm ấp dỗ dành bé để còn quên đi là mình đang phải di chuyển sang một không gian mới.
Không nên cho bé nằm nôi khi con đang khóc, có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ khóc cứ cho trẻ vào nôi và rung lắc thì con sẽ nín. Nhưng đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm, khi bé khóc dù cho bất cứ lý do là gì đi nữa thì con vẫn mong mỏi sẽ được bố mẹ ôm ấp và dỗ dành. Đặc biệt đối với những bé lần đầu nằm nôi, hay chưa làm quen với việc này thì khi con khóc mà bạn vẫn cứ cố ép trẻ nằm vào nôi thì sẽ khiến con sợ hãi bởi sự đong đưa, lúc lắc của chiếc nôi. Như thế chắc chắn lần sau, bé yêu sẽ không bao giờ chịu nằm vào nôi và ngoan ngoãn để ngủ thật ngon.
Hạn chế để trẻ sơ sinh nằm nôi
Theo khuyến cáo trẻ sơ sinh sau khi chào đời thể chất vẫn còn rất non yếu, chính vì vậy nên tuyệt đối tránh những chấn động cho bé. Hiện nay không thể phủ nhận những lợi ích của những chiếc nôi mang lại cho trẻ, tuy nhiên nôi hoạt động dựa theo cơ chế rung và lắc. Đặc biệt là đối với nôi điện, một sản phẩm tiện dụng được sử dụng khá phổ niến.
Tuy nhiên chính điều này lại làm tác động xấu đến hệ thần kinh của trẻ, mắc dù vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh được sự ảnh hưởng này. Nhưng các chuyên gia, việc cho trẻ nằm nôi luôn trong trạng thái rung lắc thì sẽ tác động niều đến não bộ của trẻ. Vì hầu hết não của trẻ sơ sinh phát triển chưa toàn diện và vẫn chưa ổn định, nên việc nằm nôi có cường độ mạnh sẽ gây ức chế hệ thần kinh và đây cũng là lý do mà các bà mẹ hay thắc mắc tại sao trẻ thường xuyên quấy khóc mặc dù được nằm nôi.
Nên điều chỉnh nôi hoạt động một cách êm nhẹ, không rung lắc quá mạnh để trẻ ngủ ngon hơn
7 cách của các bà mẹ thông thái giúp trẻ ngủ ngon giấc
Xử lý sao với tình trạng bé giật mình khi ngủ?
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm những điều gì?
Thời gian thức, ngủ, khóc của trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu đời
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ nhiều có đáng lo không?
Không những thế, nếu như bố mẹ thường xuyên cho con nằm nôi (đặc biệt là nôi điện) có khả năng khiến trẻ mắc phải chứng chậm nói, chậm phát triển trí não, thị lực kém... sau này. Thế nên cách tốt nhất cho những gia đình sử dụng nôi cho bé nằm, là nên điều chỉnh dòng điện để sao cho nôi đưa đều, êm nhẹ, không lắc nhanh hay bị giật mạnh. Không nên để nôi lắc liên tục khi bé đã ngủ, như thế sẽ tốt cho não bộ của con và cũng tránh tạo thói quen sau này cho bé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!