Cứ kêu con quấy đêm, ai ngờ bé ngủ không ngon giấc là do sai lầm của mẹ

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Những sai lầm sau mẹ cần lưu ý bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến bé ngủ không ngon giấc.

Trẻ ngủ ngon giấc thì mới có thể phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Nhiều trẻ chất lượng ngủ suy giảm là do mẹ đã không hình thành thói quen tốt cho trẻ. Những sai lầm sau mẹ cần lưu ý bởi có thể khiến bé ngủ không ngon.

1. Giờ giấc ngủ của trẻ không theo quy luật

Chị Mai ở nhà làm nội trợ và chăm sóc bé 9 tháng tuổi. Chị thường ngủ cạnh con để thuận tiện việc chăm sóc và cho bé bú đêm. Khoảng 4 giờ chiều, bé sẽ ngủ một mạch đến 8 giờ tối. Sau đó, bé sẽ thức dậy và chơi đến nửa đêm. Chất lượng giấc ngủ của bé không được đảm bảo do chị đã cho bé ngủ không theo quy luật.

Là một người mẹ, bạn cần phải hiểu quy luật giấc ngủ của con. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể ngủ không theo giờ giấc cố định, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Nhưng với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ cần phải ý thức được việc tạo thói quen cho bé ngủ theo giờ giấc cố định.

Chẳng hạn, bé 9 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 2 - 3 lần/ngày. Buổi tối, bé cần ngủ trước 9 giờ tối là tốt nhất, và mẹ nên là người dẫn dắt để tạo thói quen tốt cho bé.

Cứ kêu con quấy đêm, ai ngờ bé ngủ không ngon giấc là do sai lầm của mẹ

Với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ cần phải ý thức được việc tạo thói quen cho bé ngủ theo giờ giấc cố định. (Ảnh minh họa).

2. Hạn chế giờ ngủ trưa của trẻ

Nhiều mẹ cho rằng, buổi tối bé ngủ không ngon giấc là do bé đã ngủ quá nhiều vào buổi trưa. Do đó, mẹ đã ra lệnh cấm bé ngủ vào buổi trưa. Đây là hành vi sai lầm của mẹ. Nếu bé buồn ngủ nhưng mẹ không cho bé ngủ sẽ khiến bé bị mệt, thần kinh trong trạng thái hưng phấn kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất ngủ và khiến bé ngủ không sâu giấc vào nửa đêm.

Trường hợp ngược lại, đặc biệt là phụ huynh của bé trên 2 tuổi, một bé không muốn ngủ trưa nhưng bị cha mẹ ép phải nghe lời. Đây được đánh giá là hành vi sai lầm của cha mẹ. Bởi khi trẻ đến 3 tuổi, bé có thể ngủ hoặc bỏ qua giấc ngủ trưa. Việc cha mẹ thúc ép có thể khiến bé nảy sinh tâm lý kháng cự, không có lợi cho giấc ngủ của bé.

3. Đánh thức bé dậy để bú

Chị Mai nghe nói, trẻ trên 3 tháng tuổi cần cho bú cách 3 tiếng/lần. Thế là, kể từ ngày con gái chào đời, chị Mai luôn đặt đồng hồ báo thức, mỗi khi đồng hồ đổ chuông, chị liền đánh thức bé và cho bé bú sữa theo đúng giờ đã quy định.

Hậu quả là khi bé được 14 tháng tuổi, cân nặng của bé chưa đến 500g. Lúc bé được đưa đến bệnh viện khám, chị Mai mới vỡ lẽ mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, nửa đêm bé vẫn ngủ say giấc là chứng tỏ bé không đói và mẹ không cần lay bé dậy cho bé bú sữa. Chị Mai phải điều chỉnh thói quen cứng nhắc cho bé bú theo đúng giờ. Chỉ sau 1 tháng thay đổi, cân nặng của bé đã bắt đầu tăng.

Các mẹ cần nhớ, khi bé đói, bé sẽ lập tức tỉnh giấc và khóc đòi mẹ. Do đó, nếu bé đang say giấc, mẹ không nên đánh thức bé. Bởi điều này ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và khả năng tự ngủ của bé, không có lợi cho quá trình phát triển của bé.

Cứ kêu con quấy đêm, ai ngờ bé ngủ không ngon giấc là do sai lầm của mẹ

Khi bé đói, bé sẽ lập tức tỉnh giấc và khóc đòi mẹ. Do đó, nếu bé đang say giấc, mẹ không nên đánh thức bé. (Ảnh minh họa).

4. Không cai bú đêm cho trẻ

Nếu bé được 9 tháng tuổi nhưng bé vẫn bú đêm khoảng 5 - 6 lần, thì đã đến lúc mẹ cần can thiệp và từ từ giúp bé bỏ cữ bú đêm.

Khi bé đầy tháng, về mặt sinh lý thì bé đã có thể ngủ xuyên suốt 4 tiếng. Nếu bé đã 6 tháng tuổi nhưng bé không ngủ đủ giấc, thì mẹ cần ý thức việc ngắt cữ bú đêm cho bé để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và khả năng phát triển toàn diện của bé sau này.

Nguồn: Sohu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!