Động kinh là một bệnh nặng, mạn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động của bệnh nhân, với những biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, việc điều trị triệt để bệnh động kinh gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả nhất hiện nay là điều trị bằng phương pháp Đông y.
1. Bệnh động kinh theo y học cổ truyền
Động kinh là bệnh rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh ở vỏ não và gây ra nhiều bất thường về vận động, nhận thức, hành vi và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Động kinh là một bệnh được hình thành bởi nhiều nguyên nhân gây ra, trong y học cổ truyền, bệnh được miêu tả thuộc phạm vi chứng “giản”, chứng “điên”
Cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, người bệnh có các triệu chứng như ngã lăn quay, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhạt, 2 hàm răng cắn chặt, ỉa đái không tự chủ, sùi bọt mép, thở khò khè, thở không thành hơi, hôn mê, tỉnh dần sau một thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân mệt mỏi. Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tuỳ theo mức độ người bệnh.
Theo Y học cổ truyền,bệnh động kinh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu.
Động kinh được chia ra làm 2 thể, lúc đầu bệnh mới mắc thường thuộc “thực chứng” do phong đàm ủng trệ, sau đó thành “hư chứng” gây tổn thương nhiều đến thận.
Phương pháp điều trị hiệu quả: Nếu là “thực chứng” lấy hoá đàm tức phong làm chính. Nếu là “hư chứng” thì lấy bổ thận an thần làm chính.
2. Chữa bệnh động kinh bằng phương pháp Đông y
Bệnh động kinhcó thể hỗ trợ điều trị theo các thể bệnh sau:
Can phong đàm trọc
Triệu chứng chủ yếu: Trước khi lên cơn, bệnh nhân có cảm giác váng đầu, chóng mặt, ngực tức, mệt mỏi, tinh thần nôn nao, đột nhiên kêu lên và ngã gục, bất tỉnh, sắc mặt tái nhợt, hàm răng nghiến chặt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, tay chân run giật, tiểu tiện không tự chủ, tạm thời mất ý thức, hai mắt dại, không nói được, vật đang cầm buông rơi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu nhầy, mạch huyền hoạt.
Liệu pháp: Hóa đàm, tức phong, khai khiếu, định kinh.
Can hỏa hạp đàm
Triệu chứng chủ yếu: Ngày thường tính tình nóng nảy, bứt rứt khó ngủ, miệng đắng, họng khô, đại tiện táo kết, lúc lên cơn ngã bất tỉnh, chân tay co giật, miệng bệnh nhân đầy nước rãi, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Liệu pháp: Thanh can tả hỏa, hóa đàm, khai khiếu.
Huyết che thanh khiếu
Triệu chứng chủ yếu: Có tiền sử té ngã hoặc đột quỵ, đầu đau như kim đâm, vị trí thường cố định, lúc lên cơn hôn mê ngã quỵ, bệnh nhân có biểu hiện chân tay co giật, chất lưỡi tím thâm hoặc có ban tím, mạch sáp hoặc khẩn.
Liệu pháp: Hoạt huyết hóa ứ, tức phong chỉ kinh.
Can thận âm hư
Triệu chứng chủ yếu: Thời gian mắc bệnh đã lâu, lưng đau gối mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ nhiều, trí nhớ giảm sút, hồi hộp bứt rứt, lòng bàn chân tay nóng hơn bình thường, miệng lưỡi khô, thiếu nước, táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Liệu pháp: Tư thận dưỡng can, tiềm dương, tức phong.
Vị hư nhược
Triệu chứng chủ yếu: Động kinh kéo dài đã lâu, người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, sắc mặt xạm, hoa mắt chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế nhược.
Liệu pháp: Kiện tỳ ích khí, hòa vị giáng nghịch.
Tâm huyết hư suy
Triệu chứng chủ yếu: Người bệnh vốn hụt hơi, có cảm giác hồi hộp, thường xuyên mất ngủ, nhiều mộng, váng đầu hay quên, miệng đắng họng khô, lúc lên cơn tinh thần bối rối, đi lại vu vơ, miệng nói lẩm nhẩm hoặc hưng phấn bực bội, không nhận ra là ai, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác.
Liệu pháp: Dưỡng huyết an thần, bình can tức phong.
Căn cứ tình hình cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có sự điều chỉnh liều lượng hợp lý. Vì động kinh là bệnh mãn tính và kéo dài nên để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả người bệnh phải hết sức kiên trì. Tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh mà liệu tình điều trị có sự thay đổi.
3. Một số phương pháp khác chữa bệnh động kinh bằng đông y
- Ngoài việc dùng thuốc, thì tùy theo thể trạng, mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân các bác sĩ còn tiến hành song song phương pháp cấy chỉ, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt, có tác dụng bổ trung, cường tráng, kiện tỳ hóa đàm, thông điều can thận, kiện thận bổ não,... tăng hiệu quả của thuốc.
- Trong chế độ ăn uống, người bệnh động kinh cũng cần chú ý ăn những thức ăn thanh đạm, kiêng ăn các chất cay nóng như tiêu, ớt, chất mỡ béo, không nên ăn nhiều thịt, chú ý chế độ rau tươi trái cây, lượng vừa phải, không để no đói thất thường. Kiêng các thứ uống có chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đậm, các loại nước ngọt,... Đồng thời có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
4. Có nên chưa bệnh động kinh bằng phương pháp Đông y?
Động kinh có thể do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố khác nhau gây ra, phần lớn bệnh kéo dài và khó hỗ trợ điều trị. Sử dụng theo Tây y hiện nay, chủ yếu là điều trị triệu chứng, có thể giảm đau, giảm các cơn co giật nhưng nếu ngưng dùng thuốc, bệnh sẽ lại tái phát, không triệt để được bệnh.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tây lâu ngày còn gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,...Từ đó lại càng làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Điều trị động kinh bằng phương pháp Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Vì Đông y trị liệu chủ yếu là sử dụng các bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, các loại thảo dược từ thiên nhiên kết hợp với vật lý trị liệu vừa an toàn, lại có công dụng hiệu quả, đẩy lùi triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!