Viêm dạ dày xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu bia hoặc quá nhiều hút thuốc là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm vi khuẩn Hp. Rất nhiều người đã tiến hành điều trị căn bệnh này bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng thể. Vậy có nên thử máu khi uống hết đơn thuốc diệt Hp này không?
Có nên thử máu sau khi uống hết thuốc diệt Hp không?
Việc kiểm soát vi khuẩn Hp chủ yếu tác động từ các loại thuốc kháng sinh, kháng thể. Quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh cần phải tuân theo một chế độ nghiêm ngặt và khoa học mới có thể cho kết quả tốt nhất.
Vi khuẩn Hp thâm nhập vào dạ dày khó có thể triệt tiêu được tận gốc nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn này. Theo đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải thường xuyên kiểm tra lại lượng Hp để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị cũng như có hướng xử lý bệnh tiếp theo. Câu hỏi được đặt ra là có nên thử máu sau khi uống hết thuốc diệt Hp không?
Theo các bác sĩ chuyên ngành, xét nghiệm máu không có giá trị trong việc theo dõi quá trình điều trị bệnh. Bởi những kháng thể kháng Hp có thể lưu lại hàng giờ trong máu của con người. Đó là lý do vì sao ngay cả khi bạn đã tiêu diệt hết Hp, đến khi xét nghiệm lại kết quả vẫn dương tính.
Nên dùng cách nào để kiểm tra lượng Hp trong điều trị?
Có nên thử máu sau khi uống hết thuốc diệt Hp không luôn là câu hỏi khiến nhiều thắc mắc. Vì xét nghiệm được cho là không hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh nên cách tốt nhất mà các bác sĩ khuyển cáo người bệnh nên thực hiện sau khi uống thuốc là test thở, nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm phân,...
Test thở
Test thở là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, khoảng 90 - 98%. Các bác sĩ sẽ sử dụng Carbon để đánh dấu C13 hoặc C14 để phát hiện men Urease do vi khuẩn Hp tiết ra. Nếu vi khuẩn Hp đã xuất hiện trong dạ dày của bạn thì trong hơi thở sẽ có CO2 với C13 hoặc C14.
Test thở được xem là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay để kiểm tra lượng Hp có trong dạ dày bởi độ an toàn cũng như hiệu quả chính xác mà nó mang lại. Trước khi xét nghiệm, bạn cần phải nhịn ăn trong vòng 6h trước đó. Và ngưng dùng thuốc kháng sinh điều trị Hp ít nhất 4 tuần, các loại thuốc giảm acid dịch vi ít nhất 2 tuần. Lưu ý là xét nghiệm này không thể áp dụng cho phụ nữ đang có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
Nội soi dạ dày
Tìm hiểu Vị Linh đan của Viện Y học cổ truyền Quân đội
Top 3 địa chỉ nội soi dạ dày tốt nhất TP. Hồ Chí Minh
Xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì?
Kinh nghiệm đi nội soi dạ dày ở Bệnh viện Bạch Mai
Câu chuyện của dược sỹ điều trị viêm dạ dày có Hp thành công
Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một chiếc ống dài có gắn camera và đèn sáng ở đầu đưa vào dạ dày. Thông qua nội soi, toàn bộ hình ảnh bên trong dạ dày của bạn sẽ được hiện lên trên màn hình máy tính.
Trong trường hợp bác sĩ nghi nghờ dạ dày vẫn còn vi khuẩn Hp hoặc muốn xét nghiệm tế bào bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày và thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán tình hình bệnh.
Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 6h trước đó. Người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ những loại thuốc mà bản thân đang dùng hoặc những bệnh mà bạn đang mắc phải để bác sĩ có hướng giải quyết tốt nhất.
Như vậy, có nên thử máu sau khi uống hết thuốc diệt Hp không đến đây bạn có thể trả lời được. Hi vọng những thông tin này có thể bổ sung thêm cho bạn vốn kiến thức cần biết về điều trị khám và điều trị bệnh.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!