Xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần thiết và rất phổ biến, để bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh lý. Đây là thao tác không thể thiếu khi các bạn đi khám sức khỏe, hay làm những xét nghiệm liên quan. Vậy thực tế xét nghiệm máu là gì và ý nghĩa thực sự khi tiến hành xét nghiệm này là như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần thiết và rất phổ biến, để bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh lý. Đây là thao tác không thể thiếu khi các bạn đi khám sức khỏe, hay làm những xét nghiệm liên quan. Vậy thực tế xét nghiệm máu là gì và ý nghĩa thực sự khi tiến hành xét nghiệm này là như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là thao tác lấy ra một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch (một phần nhỏ ở động mạch) để tiến hành xét nghiệm.

Sau khi phân tích kết quả, các bác sĩ có thể xác định được nhóm máu, một số bệnh lý liên quan đến hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu...

Ngoài ra với y học tiến bộ ngày nay, xét nghiệm máu còn được phục vụ trong việc phát hiện ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn đầu. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng điều trị kịp thời, nâng cao cơ hội khỏi bệnh.

Xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì?

2. Ý nghĩa của xét nghiệm máu

Như đã nói khi tiến hành xét nghiệm máu, bạn sẽ biết được cụ thể tình hình sức khỏe của bản thân, phát hiện sớm các bệnh lí nếu mắc phải. Và sau đây là ý nghĩa quan trọng mà xét nghiệm này mang lại, bạn cần nên biết:

- Xét nghiệm máu sẽ cho bạn kết quả về nhóm máu mà mình sở hữu, ví dụ như nhóm máu A, B, O...

- Đối với các xét nghiệm công thức máu (thông qua số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) sẽ cho biết, bạn có rơi vào tình trạng thiếu máu hoặc các bệnh về máu (nhiễm trùng máu, ung thư máu) hay không.

- Xét nghiệm máu còn có thể cho biết được lượng đường có trong máu, chuẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hay không

- Xét nghiệm mỡ máu, mục đích của hành động này là xác định được lượng Cholesterol và triglyceride trong máu. Nếu hàm lượng của hai chỉ số này ở trong máu cao hơn mức quy định thì bệnh nhân có khả năng mắc bệnh về tim mạch.

- Xét nghiệm máu giúp bạn phát hiện mình có bị các bệnh liên quan đến gan, thận như viêm gan A, B, C, E, D...hay không.

- Xét nghiệm máu, để chẩn đoán nhiễm HIV...

Xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì?

3. Các bước lấy máu xét nghiệm

Việc xét nghiệm máu, như là một biện pháp hỗ trợ kĩ thuật cùng với các xét nghiệm khác để phát hiệnnhiều bệnh lý. Thêm vào đó, biện pháp kĩ thuật này còn giúp bác sĩ trong quá trình theo dõi tiến trình phát triển của bệnh khi đang được điều trị để phác đồ biện pháp điều trị hiệu quả.

Thông thường, khi tiến hành làm xét nghiệm về cơ bản sẽ có những bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: cồn 70 độ, bông tiêm, bơm tiêm loại 5ml; dây garo, băng keo vải, gang tay, gối kê tay; pank, lam kính, tube chứa mẫu máu... các bác sĩ bắt đầu đăt bệnh nhân ở tư thế thích hợp chuẩn bị lấy máu làm xét nghiệm.

- Bước 2: Chọn vị trí lấy máu, và bác sĩ thực hiện buộc garo phía trên vị trí lấy máu từ 3-5cm

- Bước 3: Sát khuẩn tại vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ, đợi khô

- Bước 4: Tiến hành lấy máu

- Bước 5: Tháo dây garo, đặt bông vô trùng.

- Bước 6: Bơm máu vào thành ống nghiệm, để đảm bảo hồng cầu không bị vỡ. Sau đó mang đến phòng xét nghiệm, tiến hành phân tích và điền kết quả vào phiếu xét nghiệm.

- Bước 7: Băng gạc cá nhân lên chỗ lấy máu cho bệnh nhân, và cho bệnh nhân ra ngoài hoặc là chờ để lấy kết quả.

Xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì?

4. Lưu ý đối với bệnh nhân khi đi xét nghiệm máu

Đa phần các trường hợp có nhu cầu xét nghiệm máu, thì hầu hết chúng ta phải chú ý đến một số vấn đề cơn bản dưới đây:

- Nhịn ăn ít nhất 8h trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm tốt nhất. Do đó nên lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng sớm để tránh việc mệt mỏi vì không được ăn trong thời gian quá lâu.

- Không được uống sữa, cà phê, rượu, bia... ít nhất 12h trước khi làm xét nghiệm máu, tránh xa các chất kích thích.

- Có thể nhịn ăn, nhưng hãy uống đủ nước để tránh việc cơ thể bị mệt mỏi. Sau khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống, hoạt động bình thường...

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về việc thực hiện xét nghiệm máy và ý nghĩa của việc làm này. Theo khuyến cáo, mỗi người nên tiến hành xét nghiệm tổng quát 2 lần trong năm để đảm bảo sức khỏe của mình.

5. Một số cơ sở xét nghiệm máu uy tín

Hiện nay với bất kỳ dịch vụ y tế nào cũng vậy, đòi hỏi người bệnh phải chọn lựa các cơ sở y tế chất lượng và uy tín. Sau đây bạn có thể tham khảo một số địa chỉ xét nghiệm máu an toàn, hiệu quả, nhanh chóng được nhiều người lựa chọn:

Dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

  • Giá gói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa gì?

Khoa Huyết học Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai

Được thành lập từ năm 1963 tách thành viện độc lập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vào năm 2004. Khoa Huyết học Truyền máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai gồm 03 bộ phận chuyên môn: Labo (phòng xét nghiệm tế bào, phòng xét nghiệm đông cầm máu), Lưu trữ và cấp phát máu (phòng truyền máu), Lâm sàng bệnh máu (phòng lâm sàng tầng 1, tầng 2 và tầng 3).

Địa chỉ: 78 Giải Phóng , Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Lịch làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - từ 06h30 - 18h

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Được xếp vào hạng bệnh viện công lập đa khoa hạng I, bệnh viện đại học y dược TP.HCM là cơ sở tiếp theo đáng tin cậy, để tiến hành làm xét nghiệm máu. Với đội ngũ bác sỹ tận tình, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, kết quả xét nghiệm cho ra sẽ chính xác, nhanh chóng, xác định và sớm phát hiện bệnh, cũng như nguy cơ mắc bệnh của bệnh nhân.

Địa chỉ tại số 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, TP.HCM. Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, từ 6h – 16h30, thứ 7 từ 6h30 – 12h

Xem thêm

  • Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở đâu trên địa bàn Hà Nội?
  • Xét nghiệm máu hết bao nhiêu tiền?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!