Cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung protein, hàm lượng mỡ thấp, do đó cho trẻ ăn cá rất tốt, nhưng không phải mọi bộ phận của cá đều có thể cho trẻ ăn, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ em không nên ăn cá đầu vuông (cá nàng đào), cá nhám, cá cờ, cá thu lớn, cá ngừ lớn, bởi những loại cá này có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng.
Người già thường nói ăn gì bổ nấy, ăn não cá giúp trẻ thông minh, ăn mắt cá giúp trẻ có đôi mắt sáng đều là những thông tin không đúng, không được khoa học kiểm chứng.
Não cá, mang cá, da cá đều có hàm lượng thủy ngân cao gấp 10 lần thịt cá (Ảnh minh họa).
Ăn não cá không giúp trẻ thông minh
Theo quan niện dân gian nếu thường xuyên cho trẻ ăn não cá sẽ giúp cho trẻ có trí thông minh hơn người, trẻ sẽ học tập tiếp thu nhanh hơn nhờ sự ghi nhớ tốt.
Giải thích về quan niệm này, TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết: 'Não các là một thực phẩm dinh dưỡng cung cấp nhiều chất béo có lợi. Tuy nhiên, nói ăn não cá giúp cho trẻ thông minh thì chưa có cơ sở khoa học. Nói một cách đúng hơn ăn não cá tốt cho phát triển trí não vì các chất béo omega tốt cho não. Não người cần lượng lipit nhất định để hoạt động tốt'.
Não cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nó có điểm yếu chí mạng. Não cá, mang cá, da cá đều có hàm lượng thủy ngân cao gấp 10 lần thịt cá. Cá càng to, hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể cá càng cao.
Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá, hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.
Hàm lượng thủy ngân trong não cá có thể phá hủy hệ thống thần kinh của trẻ, khiến trẻ càng ăn càng giảm trí tuệ. Các mẹ khi mua cá tốt nhất nên chọn những con cá có đầu nhỏ, không nên cho trẻ ăn não cá.
Trước thông tin cho rằng ăn não cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân, TS.Từ Ngữ cho hay: 'Trong não cá có rất nhiều lipit (chất béo) omega 3, 6 tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, não cá là cơ quan có thể bị nhiễm thủy ngân, đặc biệt là các loại cá sống ở tầng đáy. Cá sống ở tầng đáy nơi có điều kiện sống bị ô nhiễm ngoài nguy cơ nhiễm thủy ngân thì có thể bị nhiễm những kim loại nặng khác.
Thủy ngân là kim loại nặng có thể gây tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít hoặc ăn phải. Trẻ ăn cá có nhiễm thủy ngân sẽ tích tục trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe. Những loại cá sống ở tầng mặt nguy cơ bị nhiễm thủy ngân sẽ ít hơn so với cá sống ở tầng đáy', TS. Từ Ngữ nói.
Ăn mắt cá không giúp trẻ có đôi mắt sáng
Nếu bố mẹ muốn trẻ có đôi mắt sáng, nên bổ sung cho trẻ vitamin A, DHA, B2, ăn nhiều thực phẩm giàu selen. Cho dù mắt cá chứa DHA, nhưng hàm lượng ít ỏi, không mang lại hiệu quả cao.
Cho dù mắt cá chứa DHA, nhưng hàm lượng ít ỏi, không mang lại hiệu quả cao (Ảnh minh họa).
Trứng cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein và chất béo dồi dào, trẻ ăn trứng cá giúp phát triển trí não, nhưng không nên ăn nhiều, bởi trong trứng cá chứa hàm lượng cholesterol cao, khó tiêu hóa.
Trẻ ăn mật cá dễ bị ngộ độc và có thể nguy hiểm đến tính mạng
Đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. Trong mật cá có chứa tetrodotoxin tác động lên hệ thần kinh, gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Nói chung mật cá chép, cá trắm có thể gây viêm, hoại tử ống thận cấp dẫn đến suy thận cấp, nếu không chữa kịp sẽ dẫn đến tử vong. Các mẹ cần bỏ mật, lòng cá và rửa cá sạch, nấu kỹ.
Cho trẻ ăn cá càng tươi càng tốt là sai lầm
Nhiều phụ huynh cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt, ăn ngay cá vừa làm xong mới có thể đảm bảo độ tươi ngon và dinh dưỡng. Nhưng thực ra, hiểu như vậy là một sai lầm. Vì trong cơ thể các loại cá đều chứa độc tố nhất định, ăn ngay cá vừa sơ chế xong, chất độc chưa kịp phân giải hết, những độc tố còn sót lại rất có thể gây hại cho cơ thể của trẻ.
Trong cơ thể các loại cá đều chứa độc tố nhất định, ăn ngay cá vừa sơ chế xong, chất độc chưa kịp phân giải hết, những độc tố còn sót lại rất có thể gây hại cho cơ thể của trẻ (Ảnh minh họa).
Vì vậy, tốt nhất mua cá về nếu có thể thì thả cá trong nước 1, 2 hôm mới chế biến. Nếu mua cá đã làm sẵn thì nên ngâm cá trong nước 1 tiếng đồng hồ, cố gắng làm cho độc tố còn sót lại trên mình cá xả ra hết, hạn chế thấp nhất các chất độc gây hại cho cơ thể của trẻ.
Tiến hành nấu nướng tốt nhất là sau khi cá chết vài giờ, bởi vì các mô liên kết của thịt cá sau khi qua sơ chế sẽ mềm đi, chất lượng thịt cá cũng trở nên ngon hơn. Chế biến vào lúc này món ăn sẽ có hương vị tốt nhất.
Tuy nhiên, TS Từ Ngữ cũng nhấn mạnh rằng tuyệt đối không cho trẻ ăn cá ươn vì ăn cá ươn có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật.
Các món ăn từ cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng bố mẹ cần hiểu rõ về cá để tránh những tổn hại cho cơ thể mới thực sự đảm bảo ăn uống lành mạnh, có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ.
Nguồn: Sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!