Phụ nữ có thai sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, thậm chí dẫn tới dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai luôn là đối tượng nhạy cảm cần lưu ý mỗi khi cần sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng trong một số trường hợp "khẩn cấp" phải dùng đến thuốc kháng sinh, mẹ bầu cũng nên lưu tâm với một số hiểu biết cơ bản về vấn đề qua bài viết sau đây.
1. Những ảnh hưởng của thuốc kháng sinh tới phụ nữ có thai
Có rất nhiều trường hợp phụ nữ sử dụng kháng sinh mà không biết mình đang có thai, điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bình thường, nếu biết bạn có thai, các bác sỹ sẽ rất cẩn trọng khi kê đơn cho bạn, tuy nhiên, nếu bạn không biết có thai mà lỡ uống thuốc kháng sinh thì tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ và chuyên gia ngay khi phát hiện mình có thai để được tư vấn tránh những biến chứng đối với thai nhi và cả chính mình.
Nguy cơ sẩy thai khi mang thai giai đoạn đầu
Một số loại kháng sinh nếu được dùng trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai lên gấp 2 lần.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đan Mạch cho thấy, nếu phụ nữ có thai uống thuốc kháng sinh chứa clarithromycin trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, tuy nhiên loại thuốc này không dẫn tới các dị tật bẩm sinh.
Dị tật bẩm sinh
Mặc dù, khoa học đã chứng minh việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang thai không làm tăng nguy cơ mắc bại não hoặc chứng động kinh ở trẻ sơ sinh. Nhưng trong một số trường hợp các loại kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác tới thai nhi.
Ảnh hưởng tới trọng lượng của thai nhi
Một nghiên cứu thực hiện trên các phụ nữ mang thai có sử dụng thuốc kháng sinh, các nhà khoa học nhận thấy rằng tiêu thụ thuốc kháng sinh trong thời gian tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị béo phì khi sinh ra.
Nếu bắt buộc phải sử dụng kháng sinh thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ hoặc các chuyên gia y tế để tránh những nguy cơ có thể sảy ra.
Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh tránh việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang thai là cách tốt nhất giúp phòng tránh các ảnh hưởng của thuốc đối với em bé. Vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi,... Bà bầu cũng nên sử dụng một số thực phẩm chức năng chứa nhiều: Omega 3, sắt, kali, vitamin A, B, C, E... nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về vitamin và khoáng chất của cả mẹ và bé, nâng cao sức đề kháng của mẹ, hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.
2. Nhưng không phải loại kháng sinh nào cũng nguy hiểm
Kháng sinh là một hợp chất mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế (không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở) hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Cũng vì tính đặc hiệu đó nên nhiều người cho rằng kháng sinh rất nguy hiểm với thai, cần phải tẩy chay. Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng nếu không điều trị bệnh thì những nguy cơ do bệnh gây ra có thể lớn hơn nhiều lần. Tuy nhiên để điều trị cùng một bệnh, bác sỹ có thể chọn lựa một trong nhiều loại kháng sinh khác nhau. Trong trường hợp phụ nữ có thai, bác sỹ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp nhất, giảm thiểu ảnh hưởng tới thai mà vẫn khỏi bệnh. Lựa chọn liều lượng thuốc, thời gian uống thuốc và thời điểm uống đang mang thai tháng thứ mấy... cũng sẽ giảm thiểu những nguy hiểm mà thuốc kháng sinh có thể mang đến cho em bé của bạn.
3. Bà bầu có thể dùng loại kháng sinh nào?
Với bà bầu, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:
Nhóm thuốc kháng sinh có thể dùng
Gồm có beta-lactamin (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...) dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não...; macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...) để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan...), nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang... Đây là nhóm thuốc kháng sinh tương đối an toàn đối với thai phụ. Nhóm thuốc này có lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các loại thuốc kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp.
Nhóm thuốc kháng sinh không được dùng
Gồm có: Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin...) vì nguy cơ làm hỏng men răng của trẻ; Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin...) vì có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục hồi. Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin...) có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em. Thuốc Ketoconazol có nguy cơ gây ra dị tật dính ngón tay cho bé. Còn thuốc Biseptol có nguy cơ gây thiếu máu nặng cho cả mẹ và bé.
Nhóm thuốc kháng sinh cần dùng thận trọng
Thuốc Rifamycin không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; những loại nitrofuran, acid nalidixic không nên dùng cuối thai kỳ; metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Để chăm sóc mẹ và thai nhi thật tốt trong suốt hành trình mang thai, việc xét nghiệm sàng lọc thai kỳ sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khoẻ. Cũng như được tư vấn tận tình từ bác sĩ có chuyên môn. Vậy nên làm xét nghiệm ở đâu? Thời gian làm xét nghiệm sàng lọc thai kỳ tốt nhất là khi nào?
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Mẹ ăn nhiều nhưng thai nhi tăng cân rất ít phải làm sao?
Mẹ cần biết: Không uống thuốc tẩy giun khi cho con bú
Mẹ dùng thuốc hạ sốt khi đang cho con bú có an toàn?
4 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi điều trị ho cho trẻ nhỏ
Điều trị ho gà dùng các bài thuốc dân gian hay kháng sinh là tốt nhất?
Xem thêm:
- Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?
- Thuốc kháng sinh augmentin cho trẻ em: Mẹ đã biết cách dùng chưa?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!