Coi chừng nhầm lẫn viêm gan A với bệnh cúm

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/18/2024

Hiểu rõ triệu chứng, nguy cơ và cách phòng ngừa viêm gan A cùng Hello Bacsi sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn căn bệnh nguy hiểm này với dấu hiệu cúm thông thường.

Đây là loại bệnh gan xảy ra khi người bệnh bị nhiễm virus viêm gan A. Mức độ nghiêm trọng của viêm gan A có thể bắt đầu từ một bệnh lý nhẹ trong một vài tuần cho đến bệnh trầm trọng kéo dài hàng tháng. Viêm gan A có thể lây lan từ người này sang người khác nếu một người bị truyền phải vi khuẩn trong nước bọt của người bệnh – thậm chí chỉ với một lượng cực nhỏ – khi họ tiếp xúc với các đồ vật, thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm virus từ người bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A là gì?

Nếu bạn mắc phải viêm gan A thì các triệu chứng biểu hiện có thể bao gồm:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Đau bụng;
  • Nước tiểu sậm màu;
  • Phân có màu đất;
  • Đau khớp;
  • Vàng da (da hoặc mắt bị vàng).

Bạn nên làm gì nếu đã tiếp xúc với virus viêm gan A?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về khả năng mắc phải virus viêm gan A, hãy gọi cho bác sĩ hoặc liên lạc ngay với cơ sở y tế địa phương.

Nếu gần đây bạn tiếp xúc với virus và chưa được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A, thì bạn có thể tiêm globulin hay tiêm vắc xin ngừa viêm gan A ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, việc tiêm ngừa vắc xin hoặc globulin miễn dịch phải được thực hiện trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi bạn tiếp xúc với virus viêm gan A mới có tác dụng. Chuyên gia y tế sẽ quyết định xem làm những gì là tốt nhất cho bạn căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.

Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với virus viêm gan A, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc liên lạc với trung tâm y tế địa phương gần nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm virus viêm gan A có trong máu.

Bạn nên phòng ngừa viêm gan A như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng chống viêm gan A chính là tiêm phòng vắc xin viêm gan A. Biện pháp chủng ngừa này được khuyến cáo cho tất cả trẻ em và cho những người có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan A cao.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã giấy, hoặc trước khi nấu ăn có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus viêm gan A.

Một số người không nên tiêm vắc xin ngừa viêm gan A trong một số trường hợp nếu:

  • Bạn đã từng có phản ứng dị ứng nặng (đến mức nguy hiểm đến tính mạng) với dù chỉ một liều vắc xin viêm gan A;
  • Bạn bị dị ứng nghiêm trọng (đến mức nguy hiểm đến tính mạng) với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin viêm gan A. Hãy báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng, bao gồm cả triệu chứng dị ứng nghiêm trọng với latex (nhựa mủ);
  • Bạn đang bệnh, nên đợi cho đến khi khỏe hẳn mới hãy tiêm ngừa vắc xin;
  • Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Bởi vì vắc xin viêm gan A mang tính khử hoạt tính (giết chết virus).

Hãy báo với bác sĩ của bạn để được cân nhắc giữa các nguy cơ có thể xảy ra và sự cần thiết phải tiêm vắc xin để phòng bệnh cũng như đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!