Con 8 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Trẻ 8 tháng tuổi phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, giao tiếp và trí nhớ được cải thiện – một bước nhảy vọt về trí tuệ.

Trẻ 8 tháng tuổi phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, giao tiếp và trí nhớ được cải thiện – một bước nhảy vọt về trí tuệ.

Vậy bạn đã biết làm gì để giúp trẻ trong tháng tuổi thứ 8 này phát triển kỹ năng, trí tuệ và thể chất? Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tham khảo: 

Để trẻ tự phát triển và học hỏi:Để có được điều đó, bạn phải đảm bảo ngôi nhà của bạn an toàn với trẻ. Cách tốt để thực hiện điều này là đặt mình vào vị trí của trẻ để tìm ra những khu vực có thể gây nguy hiểm, chẳng hạn giữ những đồ vật dễ vỡ an toàn để không bị ngã đổ và cất những đồ nội thất dễ hư, gãy trong những phòng khóa kín.

Tránh để trẻ cầm nắm những đồ vật sắc nhọn hoặc nhỏ, dễ cho vào miệng: Trẻ thường rất hiếu động trong giai đoạn này và thích cầm nắm và cho mọi thức vào miệng. Hãy đảm bảo những đồ vật này xa tầm tay của trẻ.

Con 8 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Hãy quan sát trẻ thuận tay trái hay tay phải:Thử kiểm tra bằng cách đưa một đồ chơi ra giữa và xem trẻ dùng tay nào để với lấy nó. Lặp lại và xem trẻ có dùng tiếp bên tay ấy. Nếu trẻ thuận tay trái, đây chính là lúc để bạn rèn luyện trẻ để chuyển sang tay thói quen dùng tay phải.

Không nên lo lắng trẻ ngã khi tập đứng: Quá trình học đứng có nghĩa là trẻ bắt đầu dễ bị ngã hơn – đây là phần khó tránh của tuổi thơ. Đừng quá căng thẳng mà cấm đoán con, nên thư giãn và để mắt tới trẻ khi trẻ khám phá môi trường xung quanh và hoàn thiện các kỹ năng thể chất. Tránh luôn bao bọc con mà nên để trẻ tự đứng lên để trẻ học tính tự lập.

Có nên cho trẻ mang giầy khi tập đi? Khi trẻ bắt đầu chập chững tập đi, bạn thường thắc mắc có nên mang giày cho trẻ không. Đi chân trần có thể giúp tăng cường cơ bắp chân của trẻ. Việc cảm nhận những bề mặt tiếp xúc dưới chân có thể giúp trẻ giữ cân bằng.

Có thái độ yêu thương và khen ngợi với trẻ:Những cảm xúc tích cực từ bạn luôn ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều. Do đó hãy thường xuyên mỉm cười với trẻ, trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ của trẻ thơ, biểu lộ sự hài lòng và đừng tiết kiệm những lời khen mỗi khi trẻ tỏ ra lễ phép, ngoan ngoãn…

Giúp trẻ giải trí và phát triển trí tuệ và thể chất bằng việc:

- Khuyến khích trẻ nhảy lên nhảy xuống trong tư thế đứng thẳng có sự hỗ trợ của bạn (trò chơi này khiến trẻ rất thích).

- Giúp trẻ đứng lên khi trẻ ở gần một vật thể chắc chắn, giục trẻ dùng nó để vịn mà đứng lên (một khi trẻ có thể tự đứng trong cũi, hãy bảo đảm rằng tấm nệm được đặt ở vị trí an toàn cho trẻ).

- Khi trẻ đứng lên, hãy cầm món đồ chơi yêu thích của trẻ khỏi tầm tay trẻ và khích lệ trẻ đi dọc theo cũi để lấy đồ chơi.

- Đặt đồ chơi khỏi tầm với của trẻ và khuyến khích trẻ bò hay trườn tới lấy.

Tạo quy tắc giờ ngủ với trẻ: chỉ mất khoảng 10-30 phút, qui tắc giờ đi ngủ của bạn giúp trẻ luôn trông đợi giờ lên giường mỗi đêm (ví dụ trước khi ngủ, bạn hãy cùng trẻ đọc sách, xem những bức tranh màu sắc về những nàng công chúa, những con vật…), điều này sẽ khiến trẻ thấy thoải mái với bất kỳ ai đặt trẻ vào giường.

Đối với việc ăn uống của trẻ: Đến tháng tuổi này, trẻ sẽ ăn 2-3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Sữa vẫn là thức ăn quan trọng giúp cho trẻ tăng trưởng. Nhưng thức ăn đặc sẽ giúp bổ sung thêm dinh dưỡng và năng lượng. Nếu trẻ bú mẹ, bạn sẽ thấy trẻ không đòi bú nhiều như trước. Vì lúc này, thức ăn đặc giúp trẻ no lâu hơn. Nhưng dù là bú bình hay bú mẹ, bạn vẫn nên duy trì khoảng 4 lần bú/ngày cho trẻ 8 tháng tuổi nhé.

Trẻ có dấu hiệu khóc khi xa bạn:Đây là dấu hiệu của sự phát triển bình thường của trẻ. Để mọi thứ dễ dàng hơn, bạn có thể:

- Chào tạm biệt trẻ một cách trìu mến và tự nhiên. Cố gắng không lộ vẻ chia tay hoặc để bản thân xúc động khi thấy con khóc.

- Đi khỏi ngay khi chào tạm biệt. Cưỡng lại ý muốn quay lại để xem trẻ có ổn không vì điều đó chỉ khiến mọi việc khó khăn hơn cho bạn và trẻ.

- Khi trở về nhà hãy vui chơi và âu yếm trẻ nhiều hơn.

Con 8 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Giao tiếp ngôn ngữ nói với trẻ nhiều hơn: Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói. Trẻ bắt đầu ê a tự nói chuyện và phát âm những từ rất dễ thương. Bạn sẽ nghe trẻ nói mama và papa suốt mặc dù trẻ chẳng hiểu ý nghĩa của những từ này. Nhưng với sự yêu thương và nói chuyện thường xuyên của bạn, dần dần trẻ sẽ có nhiều từ hơn, biết cách kết nối từ cũng như hiểu được ý nghĩa của các từ.

Điều quan trọng nhất là luôn để mắt tới trẻ: Dù làm gì cũng không nên bỏ mặc trẻ dù chỉ một phút vì bây giờ, trẻ có thể luồn lách, lẫy và thậm chí là bò đến những nơi nguy hiểm và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bạn không để ý tới trẻ dù chỉ một phút.

Với những gợi ý chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi trên, hy vọng bạn sẽ có những định hướng tốt trong quá trình chăm sóc trẻ.

Nguồn ảnh: Internet

Thùy Chi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!