Khi đi khám thai, một số bà mẹ phát hiện con bị dây rốn quấn quanh cổ thường rất lo lắng cho con. Vậy làm cách nào để con tự tháo dây rốn ra khỏi cổ một cách an toàn nhất. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến con bị dây rốn quanh cổ
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự “hiếu động” của thai nhi trong những ngày cuối thai kỳ với việc vận động và thay đổi các vị trí thường xuyên làm cho dây rốn quấn quanh người thai nhi, đặc biệt là quanh cổ. Đây là trường hợp khá phổ biến, nhưng nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé nếu được phát hiện sớm.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhỏ để lại một số ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, các mẹ nên thường xuyên theo dõi và tìm hiểu rõ về hiện tượng con bị dây rốn quấn quanh cổ.
Làm cách nào để phát hiện sớm con bị dây rốn quấn quanh cổ?
Dây rốn quấn quanh cổ con thường gặp vào những tháng cuối thai kỳ. Do đó, siêu âm là cách chính xác nhất để nhận biết hiện tượng này. Nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bé bị quấn 1 vòng, còn hình chữ W là bị quấn 2 vòng,...
Có một số ít trường hợp phát hiện dây rốn quấn quanh cổ từ tháng thứ 5-6 của thai kỳ, tuy nhiên 3 tháng cuối thai kỳ mới là giai đoạn thường gặp nhất. Do đó, để yên tâm các mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi thai máy từ tuần 30 trở đi.
Bên cạnh đó, mẹ có thể phát hiện dây rốn quấn quanh cổ con bằng việc thấy thai máy bất thường. Khi bị dây rốn quấn quanh cổ bé, thai nhi có thể hạn chế cử động. Cũng có thể con đạp nhiều hơn bình thường do dây rốn quấn quá chặt khiến lượng oxy cung cấp cho con không đủ.
Con bị dây rốn quấn quanh cổ - mẹ bầu nên giữ tâm lý tốt nhất
Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi không gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên các mẹ bầu cần giữ tâm lý ổn định. Không nên lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Để đảm bảo tránh tối đa biến cố nhỏ nhất, các mẹ bầu cần phải đảm bảo chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ cũng như lưu ý đến dấu hiệu cử động của thai nhi để có thể yêu cầu can thiệp y tế kịp thời.
Mẹo dân gian chữa dây rốn quấn quanh cổ thai nhi
Theo y học hiện đại, hiện tượng dây rốn quấn quan cổ thai nhi chưa có cách nào can thiệp để khắc phục hiện tượng này, chỉ nhờ vào sự tự vận động của thai nhi để gỡ dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên chỉ cần mẹ bầu giữ tâm lý thoải mái, bồi bổ đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi là được.
Một số quan niệm dân gian cho rằng chỉ cần xoa bụng thì dây rốn quấn quanh cổ con sẽ tháo ra. Tuy nhiên, đây là việc làm phản khoa học, đặc biệt là vào 2 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu xoa bụng nhiều làm thúc đẩy co giãn tử cung, thúc đẩy quá trình sinh sớm.
Việc dây rốn quấn quanh cổ chỉ ảnh hưởng đến việc sinh nở của mẹ bầu, thông thường khi gặp trường hợp này các bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn của thai nhi.
Cách “vỗ về” tâm lý của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ không tăng cân khi mang thai ba tháng cuối có sao không?
7 lời khuyên của bác sỹ giúp vợ chồng sớm có em bé
Nên cho bé uống vitamin D bao lâu thì ngừng?
Đừng nhầm lẫn thực phẩm chức năng là thuốc trị bệnh
Một mẹo khác trong dân gian là các mẹ bầu bò xung quanh giường ngủ ngược hướng với chiều kim đồng hồ. Khoa học còn chưa chứng minh được hiện tượng này, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu đã thực hiện và thành công.
Các mẹ nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, vừa vận động giúp dễ ngủ, giúp có thể niềm tin nhưng không được bò quá nhiều sẽ gây chóng mặt cho mẹ bầu và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Chọn phương pháp sinh thích hợp
Thông thường khi gặp hiện tượng con bị dây rốn quấn quanh cổ, nếu thai nhi khỏe mạnh các mẹ cũng có thể sinh thường. Nhưng cần phải đến những cơ sở y tế trang bị đầy đủ thiết bị để hỗ trợ cho việc sinh nở thực hiện dễ dàng nhất.
Chỉ có một số trường hợp thai nhi khá yếu và mẹ bé lo lắng thì các bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ.
Để tránh hiện tượng con bị dây rốn quấn quanh cổ các mẹ bầu cần chú ý ăn uống, bồi bổ đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc thai nhi trước khi sinh. Đặc biệt, không nên đứng hay lại gần các nơi ồn ào, nhằm tránh việc kích thích thai nhi, giảm khả năng bị dây rốn quấn quanh cổ.
Xem thêm:
- Nguyên nhân dây rốn quấn quanh cổ thai nhi
- Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng nguy hiểm như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!