Cực độc hại sức khỏe nếu chế biến khoai tây sai cách

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai ra chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Khoai tây là món ăn tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cách chế biến và lựa chọn đúng mới đem lại điều này. Nếu chọn sai và chế biến sai cách, thì khoai tây lại là món ăn độc hại đối với sức khỏe…

Cực độc hại sức khỏe nếu chế biến khoai tây sai cách

Khoai tây là món ăn tốt cho sức khỏe nếu chế biến đúng cách

Cách chế biến giữ được nhiều chất trong khoai tây

Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai ra chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Nướng một củ khoai tây có lẽ là cách tốt nhất để tiêu thụ loại rau củ này. Nướng hay bỏ lò khoai tây sẽ có lượng chất dinh dưỡng bị mất đi thấp nhất.

Cách tiếp theo bạn nên chế biến khoai tây là hấp, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi ít hơn nhiều so với luộc. Luộc khoai tây đã gọt vỏ sẽ khiến cho một lượng chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi, do nhiều loại chất dinh dưỡng có thể dễ dàng tan trong nước.

Các chất dinh dưỡng dễ tan trong nước có trong khoai tây là vitamin B, vitamin C, kali và canxi. 80% canxi trong một củ khoai tây sẽ mất hoàn toàn nếu bạn luộc nó. Điều tương tự sẽ xảy ra với khoai tây gọt vỏ ngâm trong nước để giảm thâm. Nếu bạn giữ lại nước luộc khoai tây để sử dụng thì có thể vẫn còn dưỡng chất.

Nên kết hợp với thịt bò. Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Những thực phẩm cực ngon, cực nguy hiểm. (Việt hóa bởi SongKhoe.vn)

Những điều phải biết khi chọn và chế biến khoai tây

Gọt vỏ trước khi chế biến

Gọt vỏ khoai tây trước khi chế biến, điều đó sẽ giúp giảm 23% chất acrilamit. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút sẽ giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.

Không dùng chung với cà chua

Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

Không kết hợp với chuối

Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối. Vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Mầm khoai tây gây ngộ độc

Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn mầm có thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.

Không chọn củ khoai tây màu xanh

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.

Không nên kết hợp khoai tây với trứng gà

Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.

Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu

Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.

>> Xem thêm: Khoai tây chữa rối loạn tiêu hóa, táo bón

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!