Cúm mùa – khó phòng ngừa, tử vong cao

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do các chủng virus cúm gây ra, xuất hiện quanh năm và nhiều hơn khi thời tiết chuyển sang giao mùa, đặc biệt mùa đông xuân.

Khác với cảm thông thường, virus cúm mùa có tính chất dễ biến đổi chủng nên mỗi năm thường xuất hiện các chủng virut cúm mới, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, việc phòng bệnh và chữa bệnh trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, đặc biệt với người cao tuổi.

Cúm mùa – khó phòng ngừa, tử vong cao

Bệnh cúm khởi phát với triệu chứng sốt, ho, đau họng, sổ mũi nghẹt mũi.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, trong đó có khoảng 3 - 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 - 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu - 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm.

Cúm mùa – khó phòng ngừa, tử vong cao

Hình ảnh viêm phổi thùy do phế cầu khuẩntrên phim Xquang.

Triệu chứng

Triệu chứng của cúm mùa khởi phát đột ngột: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi, thậm chí nôn mửa và tiêu chảy. Đa số các triệu chứng đều hết trong vòng một tuần, nhưng cũng có thể gây ra bệnh trầm trọng và tử vong ở nhóm có nguy cơ cao.

Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng qua các hạt nhỏ bị người nhiễm ho bắn vào không khí và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus cúm sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

Cúm mùa – khó phòng ngừa, tử vong cao

Hình ảnh phế cầu khuẩn trên kính hiển vi.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới thống kê thấy rằng những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm so với người trẻ và người lớn khỏe mạnh, do hệ miễn dịch của người cao tuổi trở nên yếu hơn với tuổi tác. Trong khi bệnh cúm mùa có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, những người từ 65 tuổi trở lên phải chịu gánh nặng lớn nhất của bệnh cúm nặng.

Trong những năm gần đây, ước tính rằng khoảng 71 % và 85 % các ca tử vong liên quan đến bệnh cúm mùa đã xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên và từ 54% và 70% số ca nhập viện liên quan đến bệnh cúm mùa đã ghi nhận ở những người trong độ tuổi của nhóm này. Vì vậy, bệnh cúm mùa thường là khá nghiêm trọng cho người từ 65 tuổi trở lên.

Phòng ngừa

Tiêm vacxin phòng bệnh cúm

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm phòng. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm ngừa vắc xin cúm mùa hàng năm vào cuối tháng mười nếu có thể. Tuy nhiên, nếu virut cúm đang lưu hành, nên tiếp tục trong suốt mùa cúm.

Cúm mùa – khó phòng ngừa, tử vong cao

Vệ sịnh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý phòng bệnh cúm.

Tiêm chủng vacxin cúm là đặc biệt quan trọng cho những người từ 65 tuổi trở lên vì họ có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm. Vacxin cúm được cập nhật thường xuyên mỗi năm để theo kịp với sự thay đổi virut và miễn dịch cơ thể cũng suy yếu qua một năm. Tiêm chủng hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ bạn.

Vacxin đặc biệt cho người từ 65 tuổi trở lên

Các “vacxin liều cao' được thiết kế đặc biệt cho những người từ 65 tuổi trở lên và có 4 lần số lượng kháng nguyên khi nhiễm cúm thông thường. Nó được kết hợp với một đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn sau tiêm chủng (sản xuất kháng thể cao hơn).

Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng của hơn 30.000 người tham gia cho thấy người lớn từ 65 tuổi trở lên được chủng ngừa cúm liều cao có nhiễm cúm ít hơn 24% so với những người được chủng ngừa cúm liều chuẩn. Thuốc chủng ngừa cúm liều cao đã được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 2009.

Cúm mùa – khó phòng ngừa, tử vong cao

Tiêm vacxin phòng cúm làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 - 80%.

Vacxin cúm có thêm tá dược giúp tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh hơn khi tiêm chủng. Trong một nghiên cứu quan sát ở Canada của 282 người từ 65 tuổi trở lên thực hiện trong mùa 2011-2012, sử dụng vacxin cúm có thêm tá dược cho thấy hiệu quả hơn 63% so với chích ngừa cúm với liều thường xuyên không có tá dược. Vacxin này dự kiến sẽ được áp dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ trong mùa 2016-2017.

Nên tiêm phòngthêmvắc xin phế cầu khuẩn

Những người từ 65 tuổi trở lên cũng phải nên tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu để bảo vệ chống lại bệnh do phế cầu khuẩn, như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Viêm phổi do phế cầu là một biến chứng nguy hiểm liên quan đến cúm nặng có thể gây tử vong.

Theo tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm phòng vắc xin cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 - 80%. Ngay cả người khoẻ mạnh, việc tiêm ngừa cúm là giảm 70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.

Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo sử dụng chích ngừa vắc xin cúm và vắc xin cúm tái tổ hợp. Vắc xin cúm dạng xịt mũi không nên sử dụng trong 2016-2017. Vắc xin cúm khác nhau được chấp thuận cho sử dụng trong các nhóm người khác nhau. Các yếu tố có thể xác định phù hợp của một người cho tiêm chủng vắc xin cúm bao gồm tuổi, sức khỏe hiện tại và quá khứ và bất cứ dị ứng với vắc xin cúm hoặc các thành phần của nó.

Thực hành thói quen sức khỏe tốt bao gồm che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên và tránh những người bị bệnh cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Nên đến cơ sở y tế ngay nếu bạn có các triệu chứng cúm để được khám và điều trị. Quan trọng là các thuốc kháng virut được sử dụng sớm để điều trị cúm ở những người bị bệnh nặng với cúm (ví dụ, những người đang ở trong bệnh viện), và những người đang mắc bệnh cúm và có một nguy cơ lớn có biến chứng nặng của bệnh cúm, như những người từ 65 tuổi trở lên.

TS.BS. Lê Thanh Hải (Tham khảo CDC )

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!