Cùng chuyên gia đưa ra giải pháp khi trẻ cắn và đánh bạn của mình

Kiến Thức Y Học - 10/04/2024

Trẻ nhỏ thường có thói quen cắn và đánh bạn vì đối với bé, việc làm này là đúng. Tuy nhiên, đây lại là điều làm cho bố mẹ lo lắng và chưa tìm được cách giải quyết. Để có thể hiểu được tâm lý của bé, không làm bé tổn thương mà vẫn có thể giúp bỏ thói quen trẻ cắn và đánh bạn ở trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm thông qua bật mí của chuyên gia.

Trẻ nhỏ thường có thói quen cắn và đánh bạn vì đối với bé, việc làm này là đúng. Tuy nhiên, đây lại là điều làm cho bố mẹ lo lắng và chưa tìm được cách giải quyết. Để có thể hiểu được tâm lý của bé, không làm bé tổn thương mà vẫn có thể giúp bỏ thói quen trẻ cắn và đánh bạn ở trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm thông qua bật mí của chuyên gia.

Dưới đây là tư vấn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân – Trường Cao đẳng Sư phạm MGTW, trên website nuoiconkhoe về vấn đề trẻ hay cắn và đánh bạn của mình. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo qua.

Bố mẹ cần nhìn lại cách cư xử của mình đối với bé

Có rất nhiều trường hợp trẻ cáu dẫn đến hành động là trẻ cắn và đánh bạn là vì bé “học” được từ chính cách cư xử của bố mẹ đối với bé. Nhiều khi mẹ căng thẳng, bực mình vì một vấn đề công việc nào đó, đúng lúc ấy, trẻ lại mè nheo, đòi mẹ phải làm cái này, cái kia cho bé. Sau khi mẹ nói mãi bé không nghe mẹ thường xử lý bằng cách vỗ vào mông bé hoặc la mắng bé.

Tiến sĩ Vân cho biết: “Nếu bố mẹ đánh bé, bé cũng sẽ biết đánh người khác. Vì đơn giản bé nghĩ bạn không làm theo ý muốn của mình là bạn sai, và mình được phép đánh bạn, làm bạn đau”.

Cùng chuyên gia đưa ra giải pháp khi trẻ cắn và đánh bạn của mình

Bố mẹ giải thích cho trẻ hiểu về hành vi của mình

Bố mẹ không nên vội vàng la mắng trẻ khi trẻ cắn và đánh bạn. Vì dễ làm cho bé có tâm lý lo sợ, nhiều bé sẽ khóc toáng lên. Thậm chí một số bé mạnh bạo có thể đánh bạn nhiều hơn và không chơi với người bạn đó nữa. Hoặc bé sẽ cắn bạn, cắn đau đến mức in cả dấu răng lên da bạn.

Thay vào đó, bố mẹ cần hỏi con nhẹ nhàng lý do “Sao con lại đánh bạn A?” Rồi giải thích cho bé hiểu, bé đánh bạn là không đúng. Mình phải cư xử lịch sự với người khác, mình phải tôn trọng bạn. Bạn A quý con nên mới sang chơi với con, con đánh bạn sẽ làm bạn buồn...

Ví như ở một trường hợp khác, giả sử trẻ không hài lòng về mẹ, mẹ không mua món quà mà bé thích nên trẻ đã đánh mẹ. Điều quan trong và cần làm lúc này nhất là mẹ phải thật bình tĩnh và tuyệt đối không được đánh bé. Thay vào đó mẹ có thể nói với bé “Con đánh mẹ đau quá. Con làm mẹ buồn quá!” hay mẹ có thể vừa xoa vào vị trí con đánh vừa than thở, xuýt xoa...

Bố mẹ cần đoán trước hành động của bé để có thái độ thích hợp

Bố mẹ có thể ngăn cản trước khi bé hành động, bằng việc đoán trước sự việc có thể xảy ra, hướng bé sẽ giải quyết để có thái độ thích hợp.

“Chẳng hạn, bạn lắc đầu tỏ ý không bằng lòng, hoặc áp dụng cách rất hay sau: Nắm lấy tay bé và bảo: “Con ơi, tay này để vuốt ve, không phải để đánh người khác, con không nên làm như thế". Trẻ nhỏ chưa có nhận thức rõ về những việc mình làm, do vậy khi bé có những hành vi sai trái, cha mẹ có thể hướng bé sang những hoạt động khác để bé quên những hành vi này đi” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân đưa ra hướng giải quyết.

Cùng chuyên gia đưa ra giải pháp khi trẻ cắn và đánh bạn của mình

Giành thời gian chơi với bé nhiều hơn

Thay vì mãi bận bịu với công việc, mỗi ngày chỉ gặp con vào buổi tối. Thì bố mẹ nên giành nhiều thời gian chơi đùa với bé hơn. Việc bố mẹ tiếp xúc với con, nói chuyện và lắng nghe những thắc mắc ngô nghê, những câu hỏi ngây thơ của trẻ sẽ giúp cho bố mẹ hiểu con mình nhiều hơn.

Bố mẹ có thể đưa con đi chơi công viên, cho con làm quen với những em bé cùng tuổi. Đặc biệt bố mẹ không được cho bé thấy những hình ảnh bạo lực từ môi trường xung quanh. Không vì bận công việc mà quẳng cho con chiếc điện thoại, rồi không kiểm soát nội dung con xem... Những điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần và cách ứng xử của trẻ sau này rất nhiều. Việc trẻ cắn và đánh bạn phần lớn có thể xuất phát từ những vấn đề trên.

>>> Xem thêm:Làm thế nào để cha mẹ có thể điều hướng hành vi của trẻ?

>>> Xem thêm:Làm sao để đánh giá trẻ đã phát triển tốt chưa?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!