Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm thường là do sự xâm nhập từ các loại vi khuẩn như vi khuẩn viêm ruột Campylobacter, khuẩn E.coli, khuẩn Salmonella, tụ cầu khuẩn Staphylococcus... Những loại vi khuẩn này thường bám trong thức ăn hoặc dụng cụ ăn uống chưa qua vệ sinh sạch sẽ. Vậy nên, việc bảo quản và chế biến thức ăn đảm bảo đúng quy trình là điều vô cùng cần thiết để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, nếu không may bạn đang bị ngộ độc thực phẩm thì nên kiêng làm một số điều sau để tránh làm tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Tránh ăn quá nhiều
Sau khi trải qua cảm giác khó chịu, mệt mỏi do tình trạng ngộ độc thực phẩm gây ra thì nhiều người sẽ có cảm giác đói và buồn nôn. Lúc này, bạn chỉ nên ăn một số món ăn nhẹ và nhạt vị như cháo, súp... để xoa dịu dạ dày và không làm kích thích cảm giác nôn mửa. Bên cạnh đó, bạn không nên ép bản thân ăn nhanh hoặc ăn quá nhiều để bù đắp lại vì nó sẽ chỉ tạo thêm áp lực lên hệ tiêu hóa của chúng ta.
Tránh các thực phẩm gây cảm giác buồn nôn
Khi đang bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế tiêu thụ những món ăn có vị cay nóng hay đồ chứa nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ làm kích thích dạ dày của bạn, từ đó khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều và không có thời gian để phục hồi.
Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn và caffeine
Một số loại đồ uống có cồn như bia, rượu... hay các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà xanh... đều là những thức uống có không hề có lợi nếu tiêu thụ khi đang bị ngộ độc thực phẩm. Vậy nên, bạn cần tránh xa những loại đồ uống này để không gặp phải tình trạng mất nước và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức
Những người đang bị ngộ độc thực phẩm cần có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi thay vì cố sức hoạt động như bình thường. Đặc biệt, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh để không làm cơ thể thêm mệt mỏi cũng như tạo thêm chấn thương không mong muốn cho bản thân.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!