Ngoài ra, loại dầu này có tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tim mạch, Parkinson, Alzheimer, Huntington…
Thông tin dầu ăn bẩn được tái chế từ rác thải ở Đài Loan được tiêu thụ ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã khiến dư luận đặc biệt lo lắng. Mới đây, Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM đã có mặt tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại Cửu Hương, quận 11 nhằm thu hồi 2 dòng sản phẩm do công ty nhập khẩu từ Đài Loan hiện được cảnh báo có chứa dầu ăn bẩn. Đây được coi là động thái cụ thể của cơ quan chức năng trước sự việc đang xôn xao này.
Công đoạn tái chế dầu ăn ở Đài Loan
Dầu ăn là thực phẩm quen thuộc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Kể từ khi dầu ăn được sử dụng thường xuyên, con người thường có xu hướng tái sử dụng nhiều lần. Nhưng thực tế, việc làm này liệu an toàn? Nó có thể dẫn đến những vấn đề gì với sức khỏe?
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn sử dụng dầu ăn chiên lại thực phẩm nhiều lần thì có thể tạo ra các gốc tự do và là nguyên nhân gây bệnh trong thời gian dài. Theo chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Ấn Độ Naini Setalvad: 'Các gốc tự do sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh và dẫn đến bệnh tật. Các gốc tự do có thể gây ung thư và xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng nồng độ cholesterol xấu, phá hủy động mạch'.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy một chất độc có tên là HNE được hình thành khi sử dụng lại các loại dầu như dầu hạt cải, dầu bắp, dầu đậu tương và dầu hướng dương. HNE là một hợp chất có độc tính cao, dễ dàng được hấp thụ từ thức ăn. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, HNE phản ứng với DNA, RNA và protein ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào gốc. HNE được hình thành từ sự oxy hóa a-xít linoleic. Tiêu thụ các thực phẩm có chứa HNE có trong các loại dầu ăn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh Huntington, rối loạn gan khác nhau và ung thư.
Nhiệt độ tối ưu để chiên thực phẩm là 190°C. Ở nhiệt độ cao hơn, thức ăn sẽ bị cháy, và ở nhiệt độ thấp hơn, thức ăn sẽ hấp thu quá nhiều dầu và có vị béo ngậy. Các loại dầu khác nhau có nhiệt độ bốc khói khác nhau. Dầu có nhiệt độ bốc khói càng sẽ tốt hơn khi chiên thực phẩm.
Nhiệt độ bốc khói của các loại dầu:
Dầu hồng hoa: 265°C
Dầu hướng dương: 246°C
Dầu đậu nành: 241°C
Dầu hạt cải: 238°C
Dầu bắp: 236°C
Dầu đậu phộng: 231°C
Dầu mè: 215°C
Dầu ô liu: 190°C
Mỡ heo: 183-201°C (thay đổi tùy theo khẩu phần ăn của heo và nguồn gốc chất béo)
Dầu ăn đã được tái chế như thế này
Sau mỗi lần sử dụng lại, nhiệt độ bốc khói của dầu sẽ giảm xuống. Nguyên nhân là do tạp chất trong dầu (như bột), độ mặn, nhiệt độ mà dầu được nung nóng, sự tiếp xúc với oxy và ánh sáng, thời gian dầu được đun nóng, số lần tái sử dụng.
Một số loại dầu ăn có nhiệt độ bốc khói cao có thể được sử dụng để chiên, xào. Về cơ bản chúng không bị phá hủy ở nhiệt độ cao. Các loại dầu này bao gồm dầu hướng dương, dầu hồng hoa, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, mè, mù tạt và dầu hạt cải. Loại dầu có nhiệt độ bốc khói thấp như dầu ô liu chỉ nên được sử dụng cho các món xào. Vì vậy, hãy nhớ rằng không sử dụng sai loại dầu để nấu ăn và không sử dụng lại để chiên thực phẩm.
Hiểm họa từ dầu ăn tái chế ở quán vỉa hè
Chế biến đồ ăn nhanh từ dầu ăn rác thải Đài Loan
TP HCM thu hồi thịt hộp Đài Loan chứa dầu bẩn
Ảnh minh họa: Internet
Mai Hồ (Theo foodsafety, thehealthsite)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!