Dầu bẩn giết mòn cơ thể người như thế nào?

Điều cần biết - 11/24/2024

Dầu đã qua sử dụng hoặc tái chế chỉ dùng trong công nghiệp bởi khi đi vào cơ thể người nó gây ung thư, biến đổi gen...

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nếu ăn các loại thực phẩm được chế biến từ dầu bẩn, cơ thể con người sẽ bị hủy hoại dẫn và mắc các chứng bệnh nan y.

Dầu bẩn chỉ được dùng trong sản xuất công nghiệp

Dầu bẩn và dầu làm từ cống rãnh là có thật. Dầu bẩn có 2 nguồn gốc:

Loại thứ 1: Dầu bẩn được tái chế từ cống rãnh, loại dầu thải của các nhà hàng, chất thải từ các lò giết mổ gia súc, những thiết bị lọc mỡ.

Loại thứ 2: Dầu được lấy từ các bộ phận loài vật bị thải bỏ, mỡ và da loài vật, các bộ phận bên trong, thịt quá hạn hay chất lượng kém… hoặc dầu đã qua sử dụng của những nhà hàng được thu gom lại sau đó lọc bỏ màu để dầu trong hơn.

Thực chất, dầu bẩn ra đời bắt nguồn từ mục đích nhằm để bảo vệ môi trường. Trên thế giới, hình thức tái chế dầu từ nước thải đã xuất hiện từ lâu. Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, rất nhiều các loại dầu mỡ phế thải tuồn ra cống rãnh. Các chất béo này nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Người ta thu hồi các chất béo này để tái chế thành dầu bẩn.

Những loại dầu mỡ từ cống rãnh có nguồn gốc thực vật, động vật hoặc dầu mỡ từ máy móc (những loại dầu mỡ bôi trơn), vệ sinh công nghiệp. Các loại dầu mỡ này làm cho bề mặt nước thải không được thoáng khí, vi sinh vật không tồn tại được nên phải tiến hành thu hồi dầu mỡ như một biện pháp để bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong quá trình thu hồi, xử lý dầu mỡ thải từ cống rãnh, người ta lại phát hiện ra tác dụng tái sử dụng các loại dầu mỡ này. Chúng được dùng để nấu xà phòng, tẩy rửa trong công nghiệp, hoặc dùng để làm dầu bôi trơn (sản xuất gạch nung, đồ gốm)...

Dầu bẩn giết mòn cơ thể người như thế nào?

Dầu bẩn giết mòn cơ thể con người

Với loại dầu bẩn lấy từ cống rãnh: Nước thải từ cống rãnh là một tổ hợp vô vàn chất độc hại khác nhau không thể lường hết được tác hại của chúng đối với sức khỏe. Hãy liệt kê các loại chất thải, chúng ta sẽ thấy không khỏi rùng mình. Nước thải dân sinh từ các hố xí, xà phòng... nước thải từ những bệnh viện, chất tẩy rửa trong y tế, nước thải từ những nhà máy cống nghiệp với lượng chì, thủy ngân, chất nhuộm...

Điều nguy hiểm là người ta không tách được các loại tạp chất này ra khỏi dầu mỡ bẩn bởi việc tách là rất khó khăn và vô cùng tốn kém.

Nếu ăn các loại thực phẩm được chế biến từ dầu bẩn, con người sẽ mắc phải những bệnh tật khôn lường. Các chất độc này ngấm vào cơ thể, phá hủy dần sức khỏe. Dầu mỡ lấy từ cống rãnh có chứa chất tẩy, nhuộm sẽ mắc bệnh ung thư và các bệnh mãn tính. Đặc biệt, những loại dầu mỡ lấy từ nước thải những khu công nghiệp có hàm lượng kim loại chì, thủy ngân... con người sẽ bị ngộ độc tức thì.

Với loại dầu động vật đã qua sử dụng nhiều lần được tận dụng lại sẽ có nguy cơ gây ung thư. Bởi vì dầu khi đung nóng lên sẽ bị cháy, phân hủy thành chất độc gây ung thư. Hợp chất trong thực phẩm bị bẻ gãy hình thành các phân tử lạ. Những phân tử này chui vào cơ thể  gây nên biến đổi gen, dẫn tới bệnh ung thư. Vì vậy, với gia đình cũng hạn chế không nên dùng đi dùng lại nhiều lần.

Ngày nay, món nướng hoặc món rán cũng được các chuyên gia thực phẩm trên thế giới khuyến cáo không nên ăn nhiều bởi dễ gây nguy cơ ung thư cho cơ thể.

Dầu mỡ bẩn đưa vào sử dụng để sản xuất trong thực phẩm là hoàn toàn không được phép bởi nó gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Đây là một điều cần phải lên án.

Người dân không thể nhận biết dầu bẩn bằng mắt thường. Phần lớn, những người có mức sống thấp thường ăn các loại thức ăn chứa dầu bẩn. Thói quen ăn vỉa hè là một trong những thói quen nên bỏ của đa số người Việt Nam. Bởi thức ăn vỉa hè thường chế biến từ các loại dầu bẩn để đảm bảo lợi nhuận của người bán hàng. Đây là thói quen vô tình tiếp tay cho tình trạng mất an toàn thực phẩm.

Dầu bẩn giết mòn cơ thể người như thế nào?

Thức ăn vỉa hè là một trong những thực phẩm hay sử dụng dầu bẩn

Biện pháp để ngăn chặn dầu bẩn trong thực phẩm

Để ngăn chặn việc nhập khẩu cũng như sản xuất thực phẩm bẩn nói chung và dầu mỡ bẩn nói riêng, các cơ quan kiểm soát hàng hóa, cơ quan y tế phải có trách nhiệm. Đầu tiên phải kể đến là cục Hải Quan, cơ quan quản lý thị trường (Bộ Công thương), Cục An toàn thực phẩm và chi cục an toàn thực phẩm của các tỉnh. Các loại thực phẩm nhập về trong nước phải có mục đích rõ ràng để sử dụng làm gì ? Như vậy mới đảm bảo được vấn đề an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm.

Xem thêm: Dầu ăn tái chế có thể gây đột quỵ, ung thư

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!