Đau bụng dữ dội, bác sĩ nội soi phát hiện ra 'thủ phạm' bất ngờ

Cần biết - 03/28/2024

Mới đây, khoa Thăm do Chức năng của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Hà Nội đã xử trí thành côngtrường hợp U bã thức ăn do măng khô gây loétdạ dày khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội.

Đau bụng dữ dội, bác sĩ nội soi phát hiện ra 'thủ phạm' bất ngờ

Đau bụng, sờ thấy u

Bệnh nhân Vũ Quang T (59 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) vào viện trong tình trạng đau bụng, bệnh nhân được tiến hành nội soi thăm dò chức năng.

Bác sĩ CKI Vũ Huy Hiền – Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết khi tiếp nhận bệnh nhân anh tiến hành nội soi thì phát hiện có u bã thức ăn lớn trong dạ dày.

Bác sĩ Hiền chia sẻ khi nội soi cho bệnh nhân này các bác sĩ không thể cắt nhỏ được khối bã thức ăn để những miếng nhỏ này đi xuống ruột mà phải nội soi gắp từng mảnh nhỏ ra. Với trường hợp u bã thức ăn nếu không gắp kịp thời sẽ gây viêm loét dạ dày hoặc trôi xuống ruột gây tắc ruột.

Gia đình do nhà ông L bán măng nhiều năm nay và ông vẫn ăn bình thường nhưng khi nhiều tuổi ông không còn nhai kỹ được khiến măng bị tắc lại không tiêu hóa được.

Đau bụng dữ dội, bác sĩ nội soi phát hiện ra 'thủ phạm' bất ngờ

Hình ảnh nội soi u bã thức ăn của ông L.

Với trường hợp này, bác sĩ Hiền khuyến cáo người già chức năng nhai không tốt thì không nên ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ như măng khô, quả hồng vì dễ tạo thành u bã trong hệ tiêu hoá.

Bác sĩ Hiền cho biết, trường hợp khác đó là bệnh nhân Nguyễn T.L (54 tuổi, trú tại Hà Nội) vào viện vì đau bụng, sờ thấy cục cứng ở bụng. Nghi ngờ có u ở ruột nên bà L vào viện khám. Khi đến viện, nội soi phát hiện bị khối bã thức ăn lớn trong ruột.

Bác sĩ đã phải nội soi lấy từng phần khối bã thức ăn. Thủ phạm chính là quả hồng do trước đó bệnh nhân đi Đà Lạt chơi và đã ăn nhiều quả hồng mà không biết rằng nó có thể gây tắc ruột.

Một trường hợp khác là bé Ngô H. A (11 tuổi, Đồng Nai) được đưa vào viện trong tình trạng đau bụng kéo dài, bụng chướng, ói, tiêu chảy ra máu.

Các bác sĩ phát hiện đoạn gần cuối ruột non có một khối hình bầu dục bị tắc nên tiến hành mổ, khi đoạn ruột non được rạch, phát hiện bên trong là khối u toàn bã ổi, kích thước khoảng 10 cm. Sau khi dị vật được lấy ra, vết thương được khâu lại, bệnh nhi đã hồi phục, ruột thông suốt, được ăn trở lại.

Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột

Theo bác sĩ Hiền tắc ruột do khối bã thức ăn không phải là hiếm gặp. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây tắc ruột, viêm loét tắc do khối bã thức ăn chứa nhiều vi khuẩn và độc tố.

Khi người bệnh bị đau bụng dữ dội, cảm giác sờ thấy u thì mà trước đó đã ăn các loại quả như hồng, quả hồng xiêm, ổi, măng khô cần nghĩ tới tắc ruột.

Bác sĩ Hiền cho biết, những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn là: người già răng rụng (làm giảm sức nhai), người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc mắc bệnh viêm tụy mạn (khả năng tiêu hóa thức ăn kém), người ăn hoa quả nhiều chất xơ (măng, mít, cam) hoặc nhiều chất tanin (quả hồng, hồng xiêm), trẻ ăn quá nhiều hoa quả như sim, ổi…

Đau bụng dữ dội, bác sĩ nội soi phát hiện ra 'thủ phạm' bất ngờ

Những miếng măng khô keo lại trong hệ tiêu hóa được gắp ra. Ảnh BSCC

Những thức ăn này dính lại thành cục trong lòng ruột, không tiêu được, gây tắc ruột. Hầu hết các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn phải được phẫu thuật để lấy khối bã. Trong đó, tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp hơn ở trẻ em và người già.

Bác sĩ Hiền khuyến cáo nhiều cụ cao tuổi, răng rụng, không sử dụng răng giả cho nên hạn chế sự nhai, nghiền thức ăn khiến thức ăn khó tiêu không được nghiền thành các viên nhỏ… Thức ăn không được hấp thu hết, thức ăn còn ở dạng thô, di chuyển trong ống tiêu hóa càng chậm và khó khăn.

Hơn nữa, hệ thống men tiêu hóa suy giảm chất lượng và số lượng nên lâu tiêu hóa được các chất khó tiêu hơn người trẻ. Sự di chuyển khuôn phân trong ống tiêu hóa cũng chậm hơn do sự giảm nhu động của ruột non và đại – trực tràng.

Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ tắc khối bã thức ăn. Nếu chậm điều trị có thể gây nhiều biến chứng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm.

Những thực phẩm giàu chất tanin như hồng ngâm, ổi, hồng xiêm và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng…là một trong những thủ phạm dễ gây tắc nên những người già và trẻ nhỏ hạn chế ăn và không ăn khi đói.

Bởi vì, theo bác sĩ Hiền khi đói dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.

Ngoài ra, người già cần ăn nhiều thức ăn nấu nhừ, uống nhiều nước và vận động thường xuyên để tránh tắc thức ăn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!