Đau bụng dưới sau sinh như thế nào thì cần đi viện ngay

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Đau bụng dưới sau sinh là tình trạng bình thường do tử cung co lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên có một số trường hợp đau bụng dưới sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em. Vậy khi nào chị em nên tới khám bác sĩ, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau.

Đau bụng dưới sau sinh là tình trạng bình thường do tử cung co lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên có một số trường hợp đau bụng dưới sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em. Vậy khi nào chị em nên tới khám bác sĩ, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau.

Tình trạng đau bụng dưới sau sinh

Sau khi sinh, chị em sẽ chưa "thoát" khỏi tình trạng đau thắt tử cung cùng những phiền toái mà chúng mang tới.Các cơn đau bụng dưới sau sinh này còn được gọi là đau hậu sản, gây ra bởi tử cung co thắt về với kích thước ban đầu của nó và trở về sau khi sinh em bé. Chị em có thể theo dõi tình trạng co dẫn của tử cung về trạng thái ban đầu bằng cách ấn nhẹ nhàng ở bên dưới rốn. Su 6 tuần sẽ không còn thấy nó nữa.

Những cơn đau bụng dưới sau sinh thường sẽ nhẹ khi các chị em sinh con lần đầu và không kéo dài, tuy nhiên sau khi sinh lần hai nó sẽ có thể không được thoải mái lắm và thường trở nên tệ hơn sau mỗi lần sinh. Nguyên nhân là bởi lần đầu tử cung hoạt động đồng điệu hơn, vì thế có xu hướng co thắt và giữ trạng thái co thắt ổn định mà không phải vừa nghỉ lại co thắt không liên tục với nhau.

Đau bụng dưới sau sinh như thế nào thì cần đi viện ngay

Cơn co thắt sẽ mãnh liệt nhất vào ngày đầu và ngày thứ hai sau sinh, giảm dần sau đó.

Các cơn đau hậu sản mang tới phiền toái, tuy nhiên đó là điều tốt. Ngoài việc giúp tử cung quay về vị trí, trạng thái ban đầu, những cơn đau này cùng giúp làm giảm quá trình xuất huyết âm đạo sau sinh. Các cơn đau cũng có cường độ mạnh hơn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bởi khi cho con bú sẽ kích thích hormone oxytocin giải phóng (đây là dấu hiệu tốt bởi điều này có nghĩa tử cung đang co lại nhanh hơn) và khi chị em tiêm Pitocin trong quá trình sinh nở.

Các biện pháp giúp giảm đau bụng dưới sau sinh

  • Đi tiểu thường xuyên ngay cả khi không mắc tiểu bởi vì khi bàng quang đầy nó sẽ chiếm chỗ của tử cung, khiến nó không thể co thắt.

  • Một số chị em thấy thoải mái hơn khi nằm xấp với một chiếc gối kê dưới vùng bụng dưới.

  • Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng giúp các mẹ thoải mái hơn.

  • Ibuprofen thường hữu dụng đối với những cơn đau hậu sản, nếu liều thuốc không có tác dụng giảm đau hãy cho bác sĩ biết về điều này.

Đau bụng dưới sau sinh như thế nào thì cần đi viện ngay

Đau bụng dưới sau sinh như thế nào cần đi viện ngay?

Các cơn đau tử cung sẽ tự thuyên giảm trong khoảng từ 4 - 7 ngày. Trong lúc này chị em có thể dùng thuốc Acetaminophen để giảm đau. Nếu như thuốc không có tác dụng và cơn đau kéo dài hơn một tuần, đau tới mức không chịu nổi thì hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Rất có thể chị em mắc các chứng nhiễm trùng ở tử cung, ruột thừa, phần phụ, đại tràng,...

Nếu thấy tử cung co chậm, sản dịch hôi kèm theo sốt, chị em phải nghĩ tới chứng viêm tử cung, thường do sót rau và cần tới bác sĩ ngay. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển biến thành thể nặng rất nguy hiểm.

Vì vậy sau khi sinh, chị em cần chú ý tình trạng đau bụng dưới khi sinh tránh những vấn đề nhiễm trùng tử cung, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe.

Xem thêm:

  • Những nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh
  • Vì sao các mẹ sau sinh thường đau đầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!