Là bộ phận nằm dưới cùng của cơ thể, nhiều người thường quên lãng vai trò quan trọng của đôi bàn chân. Chỉ đến khi phát hiện chân đau nhức hay sức khỏe suy giảm, họ mới thấy tầm quan trọng của bộ phận này. Chúng ta còn không nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tuổi thọ và sức khỏe của con người với đôi bàn chân.
Các thầy thuốc đông y Trung Quốc cho rằng: 'Chân tập trung nhiều huyệt vị, giúp lưu thông máu, nối liền tạng phủ, là cầu nối trong ngoài của cơ thể nên được phong danh hiệu 'đại não thứ hai'. Trên thực tế, chỉ cần một vài dấu hiệu trên đôi chân cũng có thể giúp chúng ta 'đọc vị' tình trạng sức khỏe của bản thân.
Màu sắc lòng bàn chân
Dựa vào ngũ sắc để chẩn bệnh là một trong những nội dung nổi bật của đông y Trung Quốc. 'Ngũ sắc' bao gồm các màu: xanh, đỏ, vàng, trắng và đen. Cũng theo các thầy thuốc, người mang thể chất nhiệt tính có lòng bàn chân hơi đỏ hoặc đỏ. Trong khi đó, người mang thể trạng nhiệt tính lại có lòng bàn chân nhạt màu, hơi xanh.
Những màu sắc dị thường của lòng bàn chân rất có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh tật (Ảnh minh họa: Internet)
Theo đó, bàn chân màu trắng là người có nguy cơ mắc cảm lạnh, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Đôi chân bị tím bầm hoặc chuyển thành màu đen là do máu không tuần hoàn.
Nếu lòng bàn chân có màu vàng thì càng nên cẩn trọng. Các chuyên gia cũng khuyên mọi người cần tới gặp bác sĩ nếu phát hiện những màu sắc khác lạ ở chân mình.
Nhiệt độ bàn chân
Người già có đôi chân dễ bị nhiễm lạnh do thận dương suy yếu hoặc giữ ấm không đủ. Những đối tượng này nên bổ sung các loại thực phẩm có tính nóng như thịt dê, tỏi, gừng để đề cao khả năng chịu rét của cơ thể. Ngược lại, bàn chân nóng là dấu hiệu của chứng âm hư, nóng trong. Những người này nên tăng cường ăn đậu xanh, bí đao, sấu,…để làm dịu cơ thể, đồng thời hạn chết ăn thịt dê, rau hẹ, ớt và các thực phẩm khô nóng khác.
Móng chân
Móng chân màu hồng với vùng trắng hình lưỡi liềm chiếm 1/5 diện tích bề mặt là biểu hiện thường thấy ở người khỏe mạnh.
Người thiếu máu, thiếu chất thường có móng chân tái nhợt, không hồng hào. Những đối tượng này cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ lượng calo mỗi ngày.
Các đường vân dọc xuất hiện trên móng chân là dấu hiệu báo trước việc cơ thể suy yếu, sức đề kháng suy giảm, cần tăng cường luyện tập thể dục, tránh trì trệ trong việc vận động.
Giáo sư Lưu Chinh Đường đến từ Viện Y học Tây Uyển trực thuộc Viện Khoa học Y học Trung Quốc cho biết: 'người già nên tăng cường xoa bóp lòng bàn chân và ngón chân để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ'.
Cách thức tiến hành cũng hết thức đơn giản: đứng thẳng hoặc ngồi, để hai chân bằng với vai, ngón chân kẹp chặt sau đó thả lỏng, cứ như vậy lặp lại nhiều lần sẽ có tác dụng thông kinh lạc.
Bên cạnh đó, có thể luyện tập xoa bóp các ngón chân để kích thích huyệt vị. Trên thực tế, mỗi một ngón chân lại có tác dụng trực tiếp đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Xoa bóp ngón chân cái có thể làm cho gan được thoải mái, khỏe tỳ, kích thích ăn uống, phòng và điều trị các chứng đại tiện táo bón, đau hạ sườn phải.
Mát-xa ngón chân út có thể điều trị chứng đái dắt ở trẻ nhỏ, giúp chỉnh lại tử cung bị ngả về phía trước hoặc phía sau về đúng vị trí.
Kích thích phần giữa của ngón chân này còn có hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị chứng rụng tóc và mất ngủ. Xoa bóp phần đốt dài của ngón chân thứ tư sẽ có thể giúp giảm bị nổi mụn nhiều ở mặt.
Mát-xa ngón chân thứ hai và phần đốt dài của ngón chân giữa có thể giúp tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết, giúp cho tuyến mồ hôi tiết dịch, giảm bớt mồ hôi trên mặt, làm cho da mặt trở nên mềm mại, láng mịn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!