Tuy nhiên, có một tình trạng đang cần được quan tâm, đó là tại các thành phố lớn, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ngày một tăng cao. Trong khi đó, tại các vùng sâu vùng xa, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân thấp còi lại là vấn đề cần chú ý.
Bên cạnh những khó khăn mang tính vĩ mô dẫn đến tình trạng này, phải nhìn nhận rằng câu chuyện 'gánh nặng kép về dinh dưỡng' cũng đã thể hiện phần nào một thực tế: Không ít bà mẹ chưa xác định được đâu là điều thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ muốn dành cho con những điều 'tốt nhất', song lại không biết bắt đầu từ đâu.
Vẫn còn đó những quan niệm sai lầm về cân nặng
Các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một trong những quan niệm sai lầm vẫn đang rất phổ biến chính là việc chú trọng quá mức vào cân nặng của trẻ, xem đây là yếu tố duy nhất thể hiện sự tăng trưởng. Mang tâm lý 'con mũm mĩm là con khỏe mạnh', các mẹ thường có xu hướng cố gắng bồi bổ cho con càng nhiều càng tốt.
Có thể nhận thấy quan niệm này xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Lời chúc cho trẻ vào dịp đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, lễ tết… đều là 'hay ăn chóng lớn'. Khi gặp một em bé tròn trịa, bao giờ mẹ cũng được khen mát tay, nuôi con khéo.
Ngược lại, một em bé vóc dáng 'roi roi' thường sẽ nhận được những lời 'bình luận': 'Mẹ cho cháu ăn nhiều vào chứ!', '3 tuổi mà còn gầy hơn cả em bé 2 tuổi kìa!', thậm chí có cả những câu dễ gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề như 'Mẹ ăn hết của con hay sao mà để con… gầy thế!'.
Quá trình nuôi con của mẹ Việt đang được không ít chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là 'cuộc chiến' đầy áp lực với… thìa nĩa, cháo sữa, và chiếc cân. Tuy nhiên, trên thực tế, mẹ cần biết rằng cân nặng chỉ là một trong nhiều chỉ số cho thấy sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ nhỏ.
Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đà tăng trưởng của trẻ dựa trên rất nhiều yếu tố, cụ thể như: 'Phát triển toàn diện' (không lấy cân nặng để đánh giá sự phát triển của trẻ mà bao gồm đầy đủ các yếu tố kết hợp: chiều cao, cân nặng, hệ miễn dịch); 'Phát triển cân đối' (phát triển đều giữa chiều cao và cân nặng); 'Phát triển vận động' (trẻ biết hoạt động phù hợp với lứa tuổi của mình)…
Mẹ cần biết rằng một em bé dù cân nặng trong chuẩn nhưng lại chậm phát triển chiều cao hoặc sức đề kháng kém, mắc bệnh liên tục thì hoàn toàn không thể xem là đạt 'tăng trưởng tối ưu'.
Việc trẻ có sức đề kháng kém không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng tầm vóc của trẻ về sau mà còn giới hạn cơ hội vui chơi, học hỏi của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não những năm đầu đời.
Kết quả nghiên cứu năm 2017 của UNICEF cho thấy, trung bình cứ 6 trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Rõ ràng, dù cân nặng của trẻ là điều cần quan tâm nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển.
Ngoài ra, mẹ lưu ý thêm rằng cân nặng là yếu tố có thể thay đổi suốt cuộc đời nhưng chiều cao lại không như thế. Trong 5 năm đầu đời, trẻ sẽ đạt 60% chiều cao tuổi trưởng thành. Nếu mẹ để lỡ cơ hội này, chỉ quan tâm cân nặng, trẻ có thể gánh hậu quả thấp bé trong tương lai.
Mẹ thông thái biết tận dụng dinh dưỡng trong giai đoạn vàng 5 năm đầu đời để giúp con phát triển tối ưu
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 80% yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ là yếu tố mẹ có thể can thiệp (bao gồm môi trường, dinh dưỡng, lối sống, tâm lý…). Chỉ 20% sức khỏe và sự phát triển của trẻ chịu tác động của yếu tố di truyền.
Để giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng, dinh dưỡng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bé sẽ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Ngoài ra, có một điều mẹ cần ghi nhớ: Trong cơ thể của trẻ có một lớp sụn gọi là sụn tăng trưởng, nằm ở đầu các xương dài và đốt sống, có nhiệm vụ giúp trẻ cao lớn thêm theo thời gian.
Khi trẻ lớn dần, thân xương không dài ra mà chính các đầu xương tăng trưởng thêm nhờ vào các sụn này. Sụn tăng trưởng tồn tại trong cơ thể trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng 16-18 tuổi, sau đó các sụn này được thay thế bằng xương và khi đó việc phát triển chiều cao cũng dừng lại.
Suy dinh dưỡng có thể làm giảm đi tốc độ phát triển của sụn tăng trưởng. Tuy nhiên, may mắn là trong những điều kiện hạn chế như vậy, sụn tăng trưởng vẫn có thể bảo tồn năng lực tăng trưởng một khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện. Lúc đó, sụn tăng trưởng có thể bắt kịp đà tăng trưởng, để giúp bé đạt được tiềm năng tăng trưởng bình thường.
Nghiên cứu cho thấy, khi bé suy dinh dưỡng thấp còi, nếu được can thiệp sớm (trong giai đoạn 5 năm đầu đời) bằng dinh dưỡng, giúp tối ưu hóa sự phát triển của các sụn tăng trưởng thì bé sẽ có thể bắt kịp đà tăng trưởng bình thường. Trong khi đó, nếu can thiệp muộn, bỏ lỡ giai đoạn 'cửa sổ vàng', tốc độ phát triển của sụn tăng trưởng bị ảnh hưởng và có thể không còn cơ hội đạt tầm vóc lý tưởng lúc trưởng thành.
Điều quan trọng là cần đảm bảo cho trẻ lúc này là mẹ hãy cung cấp đủ năng lượng (calorie), đạm (protein), vitamin và các khoáng chất hỗ trợ cho quá trình phát triển khỏe mạnh. Việc thường xuyên thêm vào thực đơn các loại thức ăn mới từ mỗi nhóm thực phẩm giúp trẻ hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!