Đau thắt lưng: dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt

Sức khỏe nam giới - 04/29/2024

Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang ở nam giới. Nó có nhiệm vụ cao cả là nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Viêm tuyến tiền liệt là một căn bệnh phổ biến thường gặp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh có thể mau lành tốt hoặc cần phải đi điều trị. Một số loại viêm …

Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang ở nam giới. Nó có nhiệm vụ cao cả là nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Viêm tuyến tiền liệt là một căn bệnh phổ biến thường gặp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh có thể mau lành tốt hoặc cần phải đi điều trị. Một số loại viêm tuyến tiền liệt kéo dài nhiều tháng hoặc định kỳ (viêm tuyến tiền liệt mãn tính).

Tuy nhiên, nhiều cánh mày râu lại không hề có bất kỳ kiến thức gì về bệnh, thậm chí khi thấy dấu hiệu bệnh nhưng không biết mình bị bệnh gì nên chủ quan không đi khám. Đây chính là nguyên nhân vì sao hầu hết nam giới khi đi khám viêm tuyến tiền liệt, bệnh luôn trong tình trạng nặng, khó điều trị và đã có biến chứng.

Làm thế nào biết được bạn bị viêm tuyến tiền liệt?

Hầu hết các triệu chứng của viêm tyến tiền liệt gây ra bởi sự co thắt của các cơ ở bàng quang và khung chậu, đặc biệt là trong khu vực giữa bìu và hậu môn. Cơn đau thường lan từ đáy chậu, sang vùng lưng dưới, và thường là dương vật và tinh hoàn.

Viêm tuyến tiền liệt có thể tiến triển theo từng giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Biểu hiện rõ rệt nhất đi tiểu nhiều lần, đi tiêu kèm cảm giác đau, có khi kèm theo sốt nhẹ. Nước tiểu và đôi khi chất dịch từ tuyến tiền liệt được ra ngoài. Ngoài ra những việc như  cương cứng, xuất tinh, và đại tiện cũng có thể gây đau dớn.

Với viêm tuyến tiền liệt cấp do vi khuẩn, triệu chứng có xu hướng trở nên nặng hơn, chẳng hạn như sốt, khó đi tiểu, và máu trong nước tiểu. Bệnh viêm tuyến tiền liệt hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời.

Ai có nguy cơ viêm tuyến tiền liệt như thế nào?

Viêm tuyến tiền liệt thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Những người có nguy cơ viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Đàn ông trẻ hoặc trung niên.
  • Đã từng trải qua viêm tuyến tiền liệt.
  • Có một nhiễm trùng ở bàng quang hoặc ống vận chuyển tinh dịch và nước tiểu để dương vật (niệu đạo).
  • Có một chấn thương vùng chậu, như chấn thương từ xe đạp hoặc cưỡi ngựa.
  • Không uống đủ nước (khử nước).
  • Sử dụng một ống thông đường tiểu, một ống luồn vào niệu đạo để thoát bàng quang.
  • Có quan hệ tình dục không an toàn.
  • Có HIV/AIDS.
  • Bị căng thẳng.
  • Có đặc điểm di truyền nhất định – các gen đặc biệt có thể làm cho một số người đàn ông dễ bị viêm tuyến tiền liệt.

Phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt như thế nào?

Những thay đổi trong lối sống và các biện pháp khắc phục sau đây có thể làm giảm một số triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia, cà phê, và các loại thực phẩm nhiều gia vị và có tính axít.
  • Tránh ngồi lâu, nếu bắt buộc thì bạn nên ngồi trên một chiếc gối hoặc đệm bơm hơi để giảm bớt áp lực lên tuyến tiền liệt.
  • Thực hiện các biện pháp bảo hộ khi đạp xe để làm giảm áp lực lên tuyến tiền liệt.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!