Khi nói đến tự lập, con bạn phải tự tin thì mới có thể tự lập được. Nếu bạn cứ cố bảo bọc mãi, con bạn có thể sẽ nổi loạn và chống lại bạn đấy. Ngược lại nếu bạn vừa giám sát con vừa trực tiếp hướng dẫn con, hoặc đôi khi là để con tự “bơi”, con sẽ cảm kích và nghe lời hơn bạn hơn.
Dạy con tự lập như thế nào?
Những vấn đề diễn ra hàng ngày là các tác nhân dẫn đến các cuộc tranh cãi giữa con cái và bố mẹ, nhưng đồng thời cũng tạo ra những cơ hội để nuôi dưỡng tính tự lập. Đứa con tuổi dậy thì của bạn có thể nghĩ rằng mình đã được phép làm một việc gì đó (hẹn hò chẳng hạn) chỉ bởi vì mình đã đủ tuổi, hoặc chỉ đơn giản là vì các bạn đều làm vậy, nhưng con bạn lại thiếu những kỹ năng để có thể kiểm soát tình hình. Nếu bạn chú tâm trang bị cho con những kiến thức cần thiết, bạn sẽ biến những mâu thuẫn và xung đột thành cơ hội cho con rèn luyện những kỹ năng mới và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với bản thân mình.
Tuổi dậy thì đương nhiên sẽ có rất nhiều cơ hội để thử nghiệm những điều mới lạ, sẽ mắc lỗi và cuối cùng sẽ thành công. Việc bạn cần làm là hãy đảm bảo con bạn rút ra được bài học từ những lỗi lầm thay vì cứ chỉ trích con. Đồng thời bạn cũng phải thận trọng giúp con tránh những sai lầm không thể khắc phục được hoặc gây hại đến người khác. Và cũng quan trọng không kém, đảm bảo con không bỏ qua những cơ hội trưởng thành trong tương lai.
Khi nào con bạn sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới?
Và câu trả lời cho câu hỏi này là khi bạn nhận ra con mình đã có đủ những điều cần thiết để không phải mắc sai lầm (hoặc giảm thiểu rủi ro mắc sai lầm). Khi đứa con 14 tuổi của bạn xin phép được đi chơi với các bạn ở một trung tâm thương mại lớn, bạn sẽ không phải tự hỏi bản thân những câu hỏi như “Liệu con có đủ lớn để đi chưa?” , vì bạn đã dạy con biết cách tiêu xài thông minh và đối xử lễ phép với nhân viên bán hàng. Ngày mà con bạn bắt đầu tự chạy xe đạp điện đi học sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu trước đó bạn đã dạy con cách chạy xe an toàn như bật xi-nhan và chú ý quan sát xe cộ trước khi qua đường.
Đôi khi bạn nên bắt đầu bằng cách quan sát xung quanh dưới cái nhìn của con một chút. Hãy đặt mình vào vị trí của con, tự hỏi “Nếu mình là con, mình sẽ làm gì?” Bạn có thể xem trung tâm thương mại như một nơi để mua sắm, nhưng có thể con bạn thì nghĩ đó là một nơi để vui chơi, ăn uống, tụ họp với bạn bè. Hãy quan sát đoạn đường con đi học theo góc nhìn của con, như thế sẽ giúp bạn dự đoán được những khó khăn mà con có thể sẽ gặp phải. Hãy đặt mình vào vị trí con để suy nghĩ xem mình nên giám sát, ủng hộ con như thế nào để mọi việc được trôi chảy.
Quan trọng là hãy từ từ hướng dẫn con, để giúp con tự thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mình. Như vậy, bạn không chỉ vừa có thể dạy con cách có được sự độc lập, mà vừa có thể kiểm soát con mà không làm con cảm thấy bị trói buộc đấy.
Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau:
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!