Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện ra rằng đường không quá nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta như chúng ta nghĩ. Hơn thế nữa, một lượng nhỏ đường thậm chí còn cần thiết cho cơ thể chúng ta hoạt động tốt.
Thế nhưng, vấn đề ở đây lại là việc chúng ta thường ăn quá nhiều kem, sô-cô-la, bánh pho mát và các món ăn ngon ngọt khác dẫn đến lượng đường được đưa vào cơ thể quá nhiều. Kết quả là, chúng ta tăng thêm cân nặng, nhận thêm các nếp nhăn xuất hiện sớm, bị mụn trứng cá, thậm chí có nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nữa. Chính bởi lý do này mà cắt giảm lượng đường tiêu thụ là việc quan trọng mà bất kì ai cũng cần phải làm.
Trước khi tìm hiểu các cách cắt giảm lượng đường vào cơ thể, bạn nên tìm hiểu về những trường hợp nên tránh ăn quá nhiều đường.
Khi nào bạn cần cắt giảm đường?
Ngoài bệnh tiểu đường và các bệnh khác liên quan đến sản xuất insulin, bạn nên hạn chế ăn đường trong các trường hợp sau:
- Các vấn đề với chuyện thụ thai:Các nhà khoa học từ Đại học Harvard phát hiện ra rằng thực phẩm ngọt làm giảm chất lượng trứng và giảm cơ hội thụ thai.
- Mang thai:Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ ăn nhiều đường trong thời gian mang thai có nguy cơ mắc hen suyễn dị ứng cao hơn. Đó là nghiên cứu do Seif Shaheen, tại Đại học London, đứng đầu với sự nghiên cứu 9.000 phụ nữ. Họ phát hiện ra rằng những người ăn nhiều đường trong thời gian mang thai thì có khả năng sinh con bị hen suyễn nhiều gấp 2 lần so với người phụ nữ ăn ít đường.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng của em bé, bao gồm việc tiếp xúc với vi khuẩn và chất gây ô nhiễm và loại sữa được cho ăn. Theo bác sĩ Sheena Cruickshank, tại Đại học Manchester, Anh, các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét các biến thể này để chúng ta có thể hiểu được mối quan hệ đầy đủ giữa chế độ ăn của người mẹ trong khi mang thai và bệnh dị ứng ở con cái.
- Gặp các vấn đề về cường dương:Mức glucose cao trong máu làm giảm sản xuất testosterone, ảnh hưởng đến khả năng tình dục của nam giới. Một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu Ailen và Mỹ cho rằng tiêu thụ đường, cho dù là 1 lát bánh ngọt hoặc một lon soda, đều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, kích thích sự giải phóng insulin hormone. Điều đó làm ngư lôi sản xuất testosterone của cơ thể, làm cho người đàn ông khó giữ được phong độ của mình trong 'chuyện ấy'.
- Có vấn đề về tập trung: Một lượng lớn đường trong máu có thể gây tổn thương não vĩnh viễn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California Los Angeles (UCLA) đã chứng minh rằng, ăn quá nhiều đường có thể làm cho chúng ta mau quên và có khả năng gây tổn thương não vĩnh viễn.
- Cảm thấy khát thường xuyên:Uống nước thường xuyên hơn là một trong những dấu hiệu bạn đã tiêu thụ một lượng đường lớn. Tiến sĩ Caroline Apovian, giáo sư về nội tiết học, tiểu đường và bộ phận dinh dưỡng tại Trường Y khoa Đại học Boston nói rằng: Khi bạn cho đường vào cơ thể, nó sẽ đi vào dạ dày của bạn, và sau đó đi vào máu. Một khi các hạt đường tiếp cận với máu, nước cũng di chuyển ra khỏi các tế bào và vào máu của bạn để khôi phục lại sự cân bằng trong máu của bạn. Khi các tế bào bị mất nước, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não cho thấy chúng cần nhiều nước hơn. Kết quả là bạn sẽ muốn uống nhiều nước hơn.
'Chuỗi sự kiện này diễn ra khá nhanh vì đường bị hấp thụ bởi ruột và vào máu khá nhanh nên bạn có thể cảm thấy khát trong vòng 5 hoặc 10 phút', tiến sĩ Apovian nói thêm.
- Da ngứa, khô:Lượng đường huyết cao có thể làm cho da khô và ngứa. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng bị khô da. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra điều này. Nếu bạn bị nhiễm trùng da hoặc tuần hoàn kém, chúng cũng có thể góp phần làm cho da khô và ngứa.
Một số cách đơn giản giúp bạn giảm lượng đường vào cơ thể
1. Thay thế nguồn tạo ra niềm vui cho bạn
Ăn những thức ăn ngọt kích thích sự sản sinh endorphin - những hormone của niềm vui. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận được các hormone này thông qua các hoạt động khác, ví dụ như đến phòng tập thể dục.
Tiến sĩ Kateryna Komarovskiy, bác sĩ nội tiết tại Mỹ đề xuất một cách tiếp cận tương tự khác cho trẻ em. Để chuyển thu hút sự chú ý của trẻ từ các loại thức ăn ngọt sang một thứ khác, bạn cần cung cấp cho chúng một thứ gì đó thú vị như câu cá, đi chợ... Đứa trẻ càng mệt mỏi hơn khi trở về nhà chúng sẽ càng ít muốn ăn đồ ngọt.
2. Ăn nhiều protein hơn
Nhóm thức ăn này sẽ khiến bạn cảm thấy no nhanh và lâu hơn. Giảm cơn đói cũng góp phần giảm cơn thèm ăn đồ ngọt. Bạn hãy chuyển sang ăn thịt, cá và hải sản cho bữa sáng và bữa trưa. Nhà dinh dưỡng học người Mỹ Christine Gerbstadt nói rằng món gà tây lạnh là món ăn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đói và thèm ăn thực phẩm ngọt.
3. Dùng vị ngọt thay thế
Hãy thay thế hương vị ngọt ngào với một hương vị khác nhau, mạnh mẽ hơn. Ví dụ như bạn có thể sử dụng quế để làm điều này. Quế chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Mùi và hương vị đặc biệt của quế là do các loại tinh dầu có trong vỏ cây. Tinh dầu được tìm thấy trong vỏ quế được gọi là cinnamaldehyde. Cinnamaldehyde có các đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm.
Không những thế, quế còn có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Thêm một lượng nhỏ quế vào bữa sáng hoặc trong món bánh nướng được coi như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng.
4. Giảm thiểu những lo lắng
Căng thẳng thường trở thành lý do tại sao chúng ta muốn ăn đồ ngọt. Serotonin, magiê và vitamin B giúp giải quyết căng thẳng. Nếu bạn nhận ra rằng bạn bắt đầu ăn khi bạn cảm thấy căng thẳng, thì bạn sẽ nhận thấy rằng hầu như trong các trường hợp bạn sẽ muốn ăn đồ ngọt. Vậy nên, giảm thiểu đáng kể những căng thẳng sẽ giúp bạn tránh được việc ăn đồ ngọt không cần thiết như vậy.
Đậu và các loại đậu (đặc biệt là đậu phộng và đậu nành) chứa rất nhiều magiê. Vitamin B có thể được tìm thấy trong các loại hạt (quả phỉ và hạt thông), hải sản và gan của bò. Bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm đó để giúp mình dễ dàng kiểm soát được cảm xúc của bản thân, tránh những căng thẳng không mong muốn. Bạn cũng nên dành thời gian để thư giãn thường xuyên nhất có thể.
Nguồn: BS/ADD/Forbes/Newscientist/MH
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!