Vì vậy việc biết cách sử dụng insulin một cách khoa học, đúng cách, giúp hấp thu thuốc tốt là hết sức quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Tiêm bắp hay tiêm dưới da?
Tiêm bắp giúp insulin được hấp thu và có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên tiêm bắp không phải là đường dùng phổ biến và nó có những nguy cơ riêng. Không nên tiêm bắp vào những vùng có lớp mỡ dày, để tiêm bắp cần sử dụng loại kim dài hơn để kim có thể đi tới bắp thịt. Những người gầy có thể dùng loại kim tiêm dưới da thông thường để tiêm bắp được.
Người bệnh đái tháo đường khi phải tiêm insulin thường băn khoăn làm thế nào để có thể sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất. (Ảnh minh họa: Internet)
Vị trí tiêm có ảnh hưởng đến hấp thu insulin?
Vị trí hấp thu nhanh nhất là bụng, tiếp đó là cánh tay. Tuy nhiên mông cũng là một vị trí có thể tiêm được nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về thời gian hấp thu thuốc ở vùng mông. Sự khác biệt về thời gian hấp thu này được áp dụng để kéo dài hoặc rút ngắn thời gian tác dụng của insulin.
Tiêm vào vùng da dày hay mỏng?
Lớp mỡ dưới da càng dày thì hấp thu insulin càng bị chậm. Một số người bị loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm kiểu phì đại (lipohypertrophy) sẽ làm chậm hấp thu insulin nhiều hơn.
Có nên vận động hoặc tập thể dục?
Tập thể dục có vận động các cơ vùng tiêm insulin sẽ làm tăng hấp thu insulin. Ví dụ nếu sau khi tiêm insulin ở đùi mà bạn chạy thì sẽ làm hấp thu insulin nhanh hơn. Mát-xa vùng tiêm cũng có tác dụng tương tự.
Người bệnh bị nhiễm toan ceton có làm thay đổi hấp thu insulin?
Nhiễm toan ceton có xu hướng làm tăng hấp thu insulin dẫn đến insulin có tác dụng nhanh hơn, điều này có lợi cho bệnh nhân vì họ cần giảm đường huyết càng nhanh càng tốt.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!