Để không lo suy thận và sỏi thận: Đừng bao giờ mắc những sai lầm này

Điều cần biết - 11/24/2024

Thận là bộ phận thường xuyên bài tiết và thải độc, nếu ăn uống sai cách sẽ khiến thận nhanh bị lão hóa và có nguy cơ dẫn tới hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như sỏi thận, suy thận...

Thận có thể sẽ phải làm việc quá sức nếu như lượng độc tố trong cơ thể quá nhiều. Điều này làm cho chức năng của thận bị suy giảm dần, dẫn đến suy thận.

Để không lo suy thận và sỏi thận: Đừng bao giờ mắc những sai lầm này

Ăn uống là vấn đề nghiêm trọng gây ra căn bệnh thận của người Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Khoảng 8,5 triệu Việt phải gánh chịu hậu quả nặng nề bệnh thận

Theo GS. Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Kết quả thống kê trên thế giới hiện nay có 10% dân số người lớn có bệnh thận. Việt Nam có khoảng 8,5 triệu người bị bệnh thận. Ước lượng cả nước có 5.000 máy thận, có khoảng 30.000 người phải chạy thận’.

Theo nghiên cứu: Tuổi trung bình phải chạy thận nhận tạo ở Việt Nam khoảng từ 35-40 tuổi. Trong khi, đó tuổi trung bình chạy thận của thế giới từ 60-70 do họ phát hiện và điều trị sớm.

GS. Khôi khẳng định: 'Ăn uống là vấn đề nghiêm trọng gây ra căn bệnh thận của người Việt Nam. Thực phẩm không ăn toàn, thói quen ăn kém khoa học, ăn ít rau xanh, nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, ít vận động… Làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2, tương lại gần của suy thận'.

Dấu hiệu mắc bệnh thận

Cơ thể không khỏe, thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu như: Thay đổi khi đi tiểu; phù; mệt mỏi, ngứa; hơi thở có mùi amoniac; buồn nôn và nôn; thở nông; ớn lạnh; đau lưng/cạnh sườn. Nếu cơ thể xuất hiện môt trong những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.

Những thói quen khiến thận ngày càng suy yếu

Dưới đây là cảnh báo của các chuyên gia y tế về những thói quen ăn uống gây hại cho thận thường gặp trong cuộc sống:

Ăn quá mặn

Để không lo suy thận và sỏi thận: Đừng bao giờ mắc những sai lầm này

Mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3-6g muối. (Ảnh minh họa)

95% lượng muối hấp thụ trong quá trình ăn uống được thận xử lý. Bởi vậy, việc ăn quá mặn, hấp thu quá nhiều muối có thể làm rối loạn chức năng của thận, tăng huyết áp và làm gia tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên hạn chế 3-6 gram muối mỗi ngày.

Không uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những điều quan trọng nhất giúp thận thực hiện chức năng.

Uống ít nước đồng nghĩa với việc thận không có đủ điều kiện để bài tiết độc tố. Ngược lại, uống quá nhiều nước lại làm gia tăng gánh nặng đối với cơ quan này, đồng thời khiến cho lượng nước thừa bị lưu lại trong cơ thể, gây ra hiện tượng phù thũng.

Lượng nước tiểu ổn định thường ở vào khoảng 1.500 – 2.000ml/ngày, hấp thu lượng nước tương đương với 6 chai nước khoáng là có thể đảm bảo công năng của thận. Thêm nữa, uống nước phải từ từ để cơ thể hấp thụ, thẩm thấu, không uống quá nhiều nước trong một lần.

Uống quá nhiều rượu

Để không lo suy thận và sỏi thận: Đừng bao giờ mắc những sai lầm này

Uống quá nhiều rượukhông chỉ gây tổn thương gan mà còn gây suy giảm chức năng thận. (Ảnh minh họa)

Độc tố trong rượu không chỉ gây tổn thương gan mà còn gây suy giảm chức năng thận.

Theo Kidney Health Australia và Quỹ thận Hoa Kỳ, một cách tốt để tránh bị suy thận là kiểm soát lượng rượu chúng ta uống hoặc tránh uống rượu sẽ càng tốt.

Chế độ ăn uống quá nhiều đạm

Việc ăn quá nhiều protein sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn công năng thận, đặc biệt là ở người cao tuổi. Chính thói quen ăn uống thanh đạm là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dưỡng thận.

Theo kiến nghị của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, tính theo cân nặng của con người thì hàm lượng protein hợp lý là 8gr/1kg.

Đối với người bị viêm thận mãn tính cần giảm hàm lượng protein xuống. Nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp mỗi ngày 1 hộp sữa, 100gr thịt, 100gr đậu phụ, 300-400gr lương thực cùng các loại rau củ và trái cây.

Nhịn tiểu

Để không lo suy thận và sỏi thận: Đừng bao giờ mắc những sai lầm này

Thói quen nhịn tiểu lâu dài có thể gây thương tổn bàng quang cản trở quá trình bài tiết của thận. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu, người bình thường mỗi ngày tiểu khoảng 1.000-2.000ml.

Thói quen nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang nhiều hơn mức bình thường, lâu dài có thể làm thương tổn bàng quang, cản trở quá trình bài tiết của thận, dẫn tới nhiễm độc tiết niệu do suy thận.

Nhịn tiểu chỉ thích hợp duy trì trong thời gian ngắn và tình trạng cấp bách. Không nên nhịn tiểu quá lâu, càng không nên thường xuyên nhịn tiểu.

Những thói quen tốt cho thận

- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày.

- Tránh uống các loại thức uống có ga, có cồn.

- Theo dõi huyết áp và thử đường máu để kiểm soát bệnh thận, ít nhất nên đi khám 6 tháng/lần thử đường máu và nước tiểu.

- Duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì (làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp), đây là những nguy cơ chính gây suy thận.

- Kiểm soát tốt lượng cholesterol máu .

- Tránh hút thuốc bởi theo nhiều nghiên cứu, người hút thuốc lá tăng nguy cơ suy thận gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá.

Hoàng Khuyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!