Những thách thức về mặt trái của màng gạo lứt như độc tố assenic vô cơ, các chất kháng tiêu hóa như IP6, oligo, Saccharide, kháng tinh bột
- Arsenic vô cơ trong màng gạo lứt: Arsenic là một chất độc, nhưng chỉ arsnic vô cơ mới gây độc với liều lượng cao dung thường xuyên có thể gây ung thư phổi, thận…arsenic rất phổ biến trong các loại thực phẩm và nước giếng khoan, trong thủy hải sản arsenic rất nhiều nhưng đều là arsenic hữu cơ vào cơ thể nó bị đào thải ngay ra bên ngoài.
Trong ngũ cốc chỉ có lúa gạo mới chứa asenic vô cơ, tổ chức WHO thế giới mới chỉ quy định arsenic vô cơ trong nước không được quá 0,01mg/lít, còn trong các thực phẩm cả WHO và FDA của Mỹ đề không quy định hàm lượng arsenic vô cơ cho thực phẩm cũng như lúa gạo. Duy nhất chỉ có Trung Quốc quy định arsenic trong thực phẩm không được vượt quá 0,15mg/kg. Theo tác giả Andrew Meharg (Anh 2008) công bố arsenic vô cơ trong các mẫu gạo của Trung Quốc và Bangladet
1kg gạo lứt chưa lượng arsenic vô cơ là 0,76mg/kg
1kg gạo đánh bóng chứa lượng asenic vô cơ là 0,56mg/kg
1kg cám gạo trung bình chứa 1,2-3,3mg/kg arsenic
Nhưng FDA của Mỹ khẳng định với lượng ăn gạo mỗi ngày một vài trăm gam hay một vài chục gam màng gạo lứt thì quá nhỏ nên lượng arsenic không gây bất kỳ tác dụng ngộ độc cấp tính nào mà phải dung lượng nhiều và thường xuyên trong thời gian dài mới có thể gây hại, vì thế FDA không đưa ra giới hạn tối đa cho phép.
Còn trong cám gạo đã xử lý của Mỹ theo mẫu sản phẩm của Nuttracea sản phẩm màng gạo lứt chứa arsenic vô cơ là 0,46mg/kg và tối đa là 1,16mr/kg. Nếu ta sử dụng 30g/ngày/người lượng arsenic tối đa là 0,0348mg/ngày, trong khi lượng cho phép của Trung Quốc là 0.15mg/kg thực phẩm/ngày. Nhưng điều quan trọng hơn nếu lượng arsenic từ nước uống hay khoai sắn thì cũng cần quan tâm. Nhưng trong màng gạo lứt nó có 120 chất kháng oxy hóa nhiều nhất và mạnh nhất trong tất cả các loại thực phẩm trên trái đất nên nó là những chất thải độc tố tuyệt vời. Trong đó riêng IP6 với hàm lượng 14% trong màng gạo lứt nó có ái lực cực mạnh với các kim loại biến nó thành hợp chất hữu cơ và đào thải ra bên ngoài ( hoạt lực với kim loại của IP6 là 14.700-17.000 TE). Nếu mỗi ngày dùng 30g màng gạo lứt thì lượng IP6 là 4,2g, trong khi lượng arsenic vô cơ trong 30g màng gạo là 0,0348mg, lượng IP6 nhiều gấp 110 ngàn lần nên nó có khả năng loại bỏ gấp cả 110.000 lần lượng arsenic vô cơ trong cám
Mỹ đã cho 600.000 trẻ em Guatemala, Mali từ 5-6 tuổi suy dinh dưỡng 35% mỗi ngày dùng 15g màng gạo lứt trong 6 tháng, số trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn 5% và hoàn toàn phát triển khỏe mạnh.
- Tính kháng tiêu hóa của IP6 và các olygo saccharid, kháng tinh bột:
IP6 đúng là có ức chế enzyme amylaza từ 20-70%, glucoza từ 8-91%, quan niệm trước đây là trở ngại cho tiêu hóa nhưng trong dinh dưỡng hiện đại nó làm quá trình phân giải đường chậm gấp 4 lần, đây là lợi ích sức khỏe đường huyết tuyệt vời. Nó giúp con người phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường thật tuyệt vời.
Thực phẩm có độ phân giải ra đường càng chậm càng tốt cho sức khỏe, còn IP6 không ngăn cản cơ thể hấp thụ Ca, chính IP6 giúp cơ thể chống loãng xương, chống tạo sỏi thận từ osalat canxi vì nó làm cho chuyển hóa canxi hài hòa và đưa canxi vào đúng hệ xương khớp.
Các oligo saccharide kháng tinh bột không được hấp thụ trong ruột non nhưng đến ruột già nó được các vi sinh vật có lợi trong đường ruột phân giải thành các axit béo 4C là năng lượng tối thích cho vi sinh vật có lợi phát triển, át các vi sinh vật gây bệnh không phát triển được, nó tạo ra prebiotic của cơ thể, hạn chế ung thư giảm mỡ máu và cholesterol trong máu. Chính những chất này là những chất hoạt động sinh học có lợi cho sức khỏe con người.Những tính kháng tiêu hóa này lại là những lượi ích tuyệt vời về sức khỏe.
- Những thách thức trong việc quảng bá kiến thức và thay đổi thói quen cho người tiêu dùng.
Màng gạo lứt đã trở thành thực phẩm đặc biệt có lợi cho sức khỏe cộng đồng góp phần giải quyết những thách thức về sức khỏe con người của thiên niên kỷ trên toàn cầu.
Đây là những thành tựu và phát hiện mới của nhân loại góp phần giải quyết những khó khăn về sức khỏe con người.
Muốn nó được ứng dụng rộng rãi mang lại sức khỏe cho mọi người vấn đề quan trọng nhất là phải phổ biến những kiến thức này cho mọi người trong xã hội, từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng. Mọi người trong xã hội hiện nay còn hiểu rất lơ mơ về màng gạo lứt và còn có nhiều nhầm lẫn giữa nó và cám gạo đã bị ôi khét con người không được phép dùng. Mọi người còn coi thường nó, chưa phân biệt được thật giả đúng sai. Màng gạo lứt chính là 65% giá trị quý nhất của gạo lứt mà 100 năm nay chúng ta đã tự đánh mất.
Nước ta sản xuất ra 30 triệu tấn gạo/năm, mất bao nguồn lực, tài nguyên công sức mà ta đã để mất đi 2/3 giá trị của nó, những cái mất đi đó đã ảnh hưởng tới sức khỏe của cả xã hội. Nó hoàn toàn xứng đáng để nhà nước và từng người dân quan tâm đến việc thu hồi 2/3 giá trị đã mất gấp 2 lần giá trị của 30 triệu tấn lúa gạo chúng ta đang có và đưa nó vào phục vụ cho sức khỏe của cả xã hội.
Đề nghị các cơ quan truyền thông quảng bá những kiến thức khoa học một các trung thực rõ rang và rộng rãi để từng người tiêu dùng được thụ hưởng những thành tựu của nhân loại và tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Bùi Huy Thanh
Nghiên cứu viên cao cấp về khoa học công nghệ
(Là một trong những tác giả đầu tiên trên thế giới của công nghệ xử lý chống ôi khét, phân hủy màng tinh chất gạo lứt được áp dụng thành công trong sản xuất)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!