Sinh nở là một thiên chức đẹp đẽ nhưng cũng là một lần bước qua ngưỡng cửa nguy hiểm của người mẹ để có thể đón một sinh mạng mới. Rất nhiều người phụ nữ mơ ước được đón con chào đời nhưng lại sợ hãi khi phải sinh em bé. Đó là một hội chứng về tâm lý có tên gọi tokophobia hay còn gọi là sợ sinh.
Sợ sinh con là gì?
Chứng sợ sinh con còn được gọi là tokophobia một hội chứng rối loạn tâm lý dẫn đến e ngại với việc sinh nở.
Nỗi sợ sinh này có thể xuất hiện ở cả người đang mang thai và người chưa từng mang thai với các nguyên nhân khác nhau. Tỉ lệ mắc bệnh tokophobia khá cao khi có khoảng 10% phụ nữ trên thế giới mắc chứng bệnh này.
Triệu chứng này ở thể nhẹ chỉ khiến người phụ nữ cảm giác hoang mang, lo lắng khi nghĩ về sinh con. Nhưng nếu nặng hơn họ có thể gặp ác mộng, chấn thương tâm lý, hoảng loạn khi nghĩ tới việc sinh nở hoặc chào đón em bé chào đời.
Lý do gì dẫn đến chứng sợ sinh con?
Nguyên nhân dẫn tới việc hội chứng tokophobia ở phụ nữ rất khác nhau, mỗi người lại có một lý do riêng biệt. Tuy nhiên các nhà khoa học tổng kết rằng phần lớn trong số họ mắc một trong những nguyên nhân trong các nhóm dưới đây.
Có một số người mắc bệnh tokophobia bẩm sinh hoặc do di truyền. Tức là ngay từ khi còn nhỏ họ đã có nỗi e sợ nhất định đối với việc sinh nở. Nếu người mẹ lúc mang thai sợ sinh nở mà sinh ra bé gái thì có tỷ lệ 15% bé gái cũng sẽ mắc chứng sợ sinh con như mẹ mình.
Sợ sinh còn đến từ những chấn thương tâm lý trong cuộc sống. Chẳng hạn lúc còn là bé gái bạn bị lạm dụng tình dục, cưỡng bức thì sẽ có ám ảnh nhất định với việc quan hệ thân xác và việc sinh con. Những người từng bị tai nạn quá nặng hoặc chịu những cơn đau thể xác kinh khủng cũng sẽ bị mắc chứng sợ sinh con sau này.
Những người trầm cảm hoặc có tiền sử mắc bệnh tâm lý có 80% nguy cơ bị tokophobia. Do giai đoạn mang thai kích thích cảm xúc rất lớn nên dễ khiến thai phụ suy nghĩ, lo lắng và đẩy đến bờ vực cảm xúc. Những nỗi lo trong lòng sẽ thể hiện trong việc họ hoang mang, lo lắng quá độ với những nguy hiểm trước ngày sinh.
Người từng mang thai mà bị sảy thai, người từng phẫu thuật bỏ thai hay từng sinh nở không suôn sẻ cũng có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
Điều trị cho trẻ bị chấn thương tâm lý ra sao?
4 lưu ý vàng bà mẹ muốn có con sau khi sảy thai
Sảy thai và thai lưu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Thời gian nghỉ sảy thai là bao lâu?
Hiện tượng sinh đôi có di truyền không?
Giải pháp điều trị tokophobia
Để thoát khỏi chứng sợ sinh con và có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc đón em bé chào đời thì các bà mẹ mang thai ba tháng cuối hoặc chuẩn bị mang thai nên tham gia các lớp học về tiền sản. Những lớp học này không chỉ cung cấp kiến thức về việc sinh nở mà còn dạy những phương pháp để việc sinh em bé được dễ dàng.
Chia sẻ tâm sự với người xung quanh, những người mình tin cậy hoặc bác sĩ tâm lý để họ biết bạn đang mắc chứng sợ sinh. Việc chia sẻ giúp tâm lý của bạn mở rộng, thoải mái hơn và người xung quanh cũng có biện pháp để giúp đỡ bạn vượt qua chướng ngại tâm lý.
Cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, có thể tập yoga hoặc thiền định để ổn định cảm xúc và hạn chế các suy nghĩ tiêu cực không đáng có về vấn đề sinh nở.
Tự mình tìm hiểu các kiến thức cụ thể về mang thai qua sách báo hoặc kinh nghiệm của người đi trước. Việc nắm rõ kiến thức sinh sản sẽ giúp những người mắc chứng sợ sinh con giảm bớt nỗi lo lắng và sợ hãi. Cố gắng ít quan tâm tới những rủi ro sinh nở ở xung quanh mình. Nếu trong thời kỳ cuối của giai đoạn mang thai thì thai phụ không nên nghe những thông tin liên quan tránh làm mình hoang mang và gia tăng áp lực tâm lý.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!