Bệnh nấm kẽ móng tay, chân là bệnh xuất hiện ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Bệnh gây nhiều khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nhất là khi nấm gây nhiễm trùng cho cơ thể. Bệnh bắt đầu bởi những đốm màu trắng hoặc vàng dưới đầu móng. Sau đó, nấm có thể lây lan sâu vào trong khiến người bệnh đau đớn, tự ti.
Triệu chứng
Khi nhiễm nấm móng, bệnh có thể kéo dài vô thời hạn nếu không được điều trị kịp thời. Khi bắt gặp các dấu hiệu ban đầu như thấy xuất hiện các điểm nhỏ màu vàng hoặc tráng dưới các đầu ngón tay, bạn nên đi khám ngay. Khi bệnh tiến triển, có thể thấy móng tay dày lên nhưng giòn, xốp, dễ bị bóp méo hình. Về màu sắc, móng trở nên tối hơn.
Nấm móng gây khó chịu cho người bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Nguyên nhân
Các vi sinh vật có mặt ở hầu hết các nơi trong tự nhiên, đặc biệt là môi trường ẩm ướt. Qua một vết thương nhở ở ngón tay, các vi sinh vật có hại có thể xâm nhập vào da và gây bệnh nấm móng. Tuy nhiên, bệnh chỉ xuất hiện khi móng tay, chân liên tục tiếp xúc với không khí ẩm và ấm - điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và lây lan. Những người hay tiếp xúc với hoá chất mà không dùng găng tay bảo vệ cũng dễ nhiễm nấm. Bệnh dễ xuất hiện ở móng chân hơn nấm móng tay.
Biến chứng
Bệnh nấm móng tay, chân có thể gây đau và tổn thương vĩnh viễn cho các móng. Khi người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu, nấm có thể lan rộng ra khỏi cả bàn chân, bàn tay gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Những người suy giảm miễn dịch mắc thêm bệnh nấm móng có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng. Bệnh có thể làm việc lưu thông máu gặp khó khăn và gây hại cho tế bào. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, có HIV/AIDS,… cần đến khám, chữa trị kịp thời.
Điều trị
Thạc sỹ Vũ Thị Lừu, chuyên khoa Nội-Tiêu hóa, bệnh viện E nhận định bệnh nấm móng tay khá khó khăn trong việc chữa trị, bệnh có thể tái phát nếu móng không được chăm sóc đúng cách. Khi bị bệnh, bạn cần đến khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị không thể có kết quả tức thì.
Hiện nay, dùng thuốc điều trị nấm móng trong ít nhất 2 tháng mới thấy sự thay đổi. Những người chăm chỉ thực hiện mất 3 đến 6 tháng để có thể khỏi hoàn toàn. Một số trường hợp kéo dài đến 1 năm. Ngoài việc dùng thuốc, bác sỹ có thể tiến hành một số biện pháp điều trị khác như phẫu thuật,… nếu thấy bệnh ở mức nặng.
Giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ để phòng nấm móng (Ảnh minh họa: Internet)
Người bệnh hàng ngày phải giữ gìn móng sạch sẽ, tiến hành các công việc vệ sinh, giữ móng khô ráo. Tuyệt đối không được nạo hoặc cạy rìa móng khi mang bệnh, nấm có thể dễ dàng xâm nhập sâu, trở thành nấm nội tạng, gây ra những bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Khi tiếp xúc với các khu vực ẩm ướt cần mang đồ bảo vệ, sau đó vệ sinh lại sạch sẽ.
Phòng bệnh
Để ngăn bệnh nấm móng tấn công hoặc tái phát, bạn cần giữ móng chân, tay luôn khô và sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tắm. Không nên để móng dài cũng như không cắt sâu vào phần thịt. Cần thay tất (vớ) thường xuyên. Sau một ngày đeo tất nên để chân được thông thoáng. Sau khi chạm vào người bệnh, bạn cần rửa tay sạch sẽ để phòng tránh việc lây bệnh.
Những người có sở thích làm móng nên lựa chọn địa điểm uy tín, chất lượng. Rèn luyện thể dục thể thao, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Việc này không chỉ ngăn ngừa nấm xâm nhập mà còn giúp phòng chống nhiều bệnh khác.
>> Xem thêm:
Móng chân mọc ngược vì cắt móng chân quá nhiều
Làm gì để ghẻ không gây biến chứng?
Lưu ý khi bị ghẻ
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!